Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Hàu Ở Xã Long Hòa, Huyện Cần Giờ Ô Nhiễm Môi Trường Chực Chờ

Nuôi Hàu Ở Xã Long Hòa, Huyện Cần Giờ Ô Nhiễm Môi Trường Chực Chờ
Ngày đăng: 27/02/2014

Hàng trăm ngàn lốp xe đạp cũ, hàng ngàn vỉ sắt ken kín mặt sông, rạch đang khiến một vùng nuôi hàu hứa hẹn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con nông dân xã Long Hòa trở thành hiểm họa của ô nhiễm môi trường.

Theo số liệu sơ bộ, hiện ở Long Hòa có hơn 100 hộ nuôi hàu với khoảng 600-700 vỉ và hàng trăm ngàn vỏ xe đạp cũ thả dọc theo sông Hà Thanh, Rạch Lỡ... và luồn lách trong các con rạch nhỏ.

Hàu chết là thả sông

Chúng tôi về Long Hòa (huyện Cần Giờ, TP.HCM) vào mùa... hàu chết. Dọc theo sông Hà Thanh, sông Rạch Lỡ ken đặc các vỉ nuôi hàu. Ngồi trên một chiếc vỉ mà hầu hết hàu chỉ còn vỏ trên sông Hà Thanh, anh Phạm Văn Sơn (ấp Long Thạnh) thẫn thờ: “3 tấn hàu vừa thả nuôi giờ đã trôi theo sông, theo biển”.

Theo anh Sơn, thời điểm này là mùa hàu chết (từ tháng 11 âm lịch đến hết tháng Giêng). Đặc biệt, năm nay trời lạnh kéo dài nên hàu chết nhiều hơn mọi năm. Anh Sơn cho hay, tại xã Long Hòa có khoảng 60-70% hàu chết nuôi bằng vỉ và khoảng 80% hàu chết nuôi bằng vỏ xe đạp. Hiện anh nuôi hơn 70 vỉ hàu trên sông Hà Thanh.

Cạnh đám vỉ hàu của anh Sơn là 200 vỉ hàu của ông Nguyễn Hải Lý (ấp Đồng Tranh). Theo ông Lý, đoạn từ cầu Hà Thanh ra đến bãi biển 30/4 dài khoảng 2km thì có khoảng 6.000 vỉ và hàng trăm ngàn vỏ xe đạp nuôi hàu. Ông cũng cho rằng năm nay tỷ lệ hàu chết nhiều hơn mọi năm do thời tiết lạnh kéo dài.

Tuy nhiên, theo ông Lý, nếu như trước đây khi nuôi ít nếu hàu chết nông dân còn cố gắng mang lên bờ hủy thì hiện nay khi nuôi số lượng lớn nếu hàu chết nông dân sẽ đổ hết xuống sông vì “không còn sức đâu mà kéo hết bè lên bờ hủy. Có lúc cả một khúc sông hôi thối vì hàu chết”.

Cho đến lúc này, khi hàu chết người nuôi vẫn cho rằng do thời tiết lạnh chứ chưa có cơ quan chức năng nào vào cuộc nghiên cứu xem hàu chết là do nguyên nhân gì.

Theo vết xe đổ Long Sơn?

Vài năm trước khi sông Chà Và - vùng nuôi hàu của bà con xã Long Sơn (Vũng Tàu), bị ô nhiễm sinh thái, các cơ quan chức năng kết luận do bà con nuôi hàu dùng vỏ xe cũ và fibro làm vật liệu nuôi, thì giờ đây bà con nuôi hàu ở Long Hòa đang đi theo “vết xe đổ” này.

Có người nuôi hàu ở Long Hòa sử dụng đến cả 100.000 vỏ xe đạp để nuôi hàu. Ông Lý cho biết: “Bây giờ nuôi hàu hồi hộp lắm. Bà con nuôi nhiều lại không cẩn thận rồi thế nào cũng ô nhiễm nguồn nước. Nếu ô nhiễm là trắng tay”.

Đầu tháng 1.2014, trong cuộc họp tổng kết công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2013 và triển khai nhiệm vụ 2014, ông Lê Văn Thơm - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ đã yêu cầu các cơ quan chức năng đưa vào quản lý các hộ nuôi hàu.

Tuy nhiên, khi đặt vấn đề này, ông Trương Tiến Triển- Chủ tịch UBND xã Long Hòa cho biết, cho đến giờ việc bà con nuôi hàu ở Long Hòa vẫn là tự phát. Xã đã gửi kiến nghị lên huyện để xin chủ trương về việc nuôi hàu cho bà con nhưng vẫn chưa nhận được trả lời nên vẫn chưa có “quy định pháp lý” nào để yêu cầu bà con trong việc này.

“Chúng tôi biết cần phải quy hoạch vùng nuôi, mật độ nuôi, vật liệu nuôi hàu… để tránh ô nhiễm môi trường sinh thái, nhưng một đằng rất khó để khuyến nghị bà con làm theo, một đằng phải chờ chủ trương của cấp trên”- ông Kha Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND xã Lòng Hòa nói.

Trong khi đó, theo ông Đinh Văn Toản - Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Cần Giờ, đến giờ ông mới biết việc bà con nuôi hàu bằng vỏ xe đạp!


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Phú Yên Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…

31/07/2014
Cây Trái Miền Tây Trên Đất Miền Đông Cây Trái Miền Tây Trên Đất Miền Đông

Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.

08/04/2014
Đa Dạng Hóa Thị Trường Nông Sản Việt Nam Đa Dạng Hóa Thị Trường Nông Sản Việt Nam

Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.

31/07/2014
Thế Mạnh Mới Của Nông Nghiệp Gia Lai Thế Mạnh Mới Của Nông Nghiệp Gia Lai

Thế nhưng đi giữa những hàng ao lớn nhỏ, ao này nối tiếp ao kia nghe tiếng cá quẫy đớp không khí giữa hàng ngàn bong bóng tròn đồng tâm lan rộng trên các mặt hồ thật vui tai.

08/04/2014
Thành Phố Hồ Chí Minh Sản Xuất Nghêu Giống Nhân Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh Sản Xuất Nghêu Giống Nhân Tạo

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

31/07/2014