Ráo Riết Ngăn Mặn, Bảo Vệ Sản Xuất

Năm nay, tình trạng mặn xâm nhập ở Trà Vinh muộn hơn các năm trước, độ mặn cũng thấp hơn.
Theo Xí nghiệp Thủy nông huyện Trà Cú, nước mặn chỉ mới xuất hiện từ đầu tháng 1.2014, muộn hơn năm trước khoảng 1 tháng. Theo đó, các cán bộ trực đã đóng toàn bộ cống đầu mối như Vàm Buôn, Mù U, Bắc Trang, Hàm Giang, Đại An, La Bang và Trà Cú.
Ông Lê Chí Thảo - Phó phòng NNPTNT huyện Tiểu Cần cho hay: “Bên ngoài một số cống trên địa bàn huyện đã xuất hiện mặn từ 0,5-1‰ nên huyện đã chỉ đạo đóng hết cống”.
Theo ông Đỗ Trưng - quyền Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh, ngay từ đầu tháng 1, các cống đầu mối ven sông Tiền và sông Hậu đã được chuyển sang vận hành theo hướng tích nước ngọt, hạn chế tiêu xổ (chủ động lấy nước vào và hạn chế xả ra) để đảm bảo có nguồn nước ngọt đệm trong nội đồng.
Công ty cũng đã đề nghị các xí nghiệp, trạm thủy nông các huyện, thành phố… nghiêm túc thực hiện công tác ngăn mặn.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ chương trình được triển khai theo mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Theo biên bản này, các nước thành viên thực thi các nỗ lực chung nhằm xúc tiến thương mại nông lâm sản trên thị trường quốc tế; cam kết tham vấn và hợp tác lẫn nhau nhằm tạo ra một vị thế ASEAN chung trên các diễn đàn quốc tế về các vấn đề liên quan đến nông lâm sản...