Thương lái thu mua cam non xuất sang Trung Quốc

Thời gian gần đây nhiều thương lái đến các tỉnh ở vùng ĐBSCL như Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp… thu mua cam non với giá 2.000 đồng/kg (cam còn tươi) và khoảng 12.000 đồng/kg với cam xắt miếng phơi khô.
Ông N.V.T (ngụ xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Đây là một trong những vùng trồng cam lớn của huyện Cầu Kè nên nhiều ngày qua thương lái đến ngã giá mua cam non rất nhiều, bao nhiêu họ cũng mua. Những loại cam này thường là trái nghịch vụ, cam rụng nên phải bán, bỏ không thì uổng phí. Khi tôi hỏi một thương lái mua cam non làm gì thì họ bảo bán sang Trung Quốc”.
Theo chủ đại lý thu mua cam non N.M (ngụ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), do thương lái ồ ạt đi mua nên giá cam non tăng cao. Mỗi ngày, đại lý N.M cũng bán gần 2 tấn cam non. Chủ đại lý N.M thừa nhận việc thương lái mua cam non là để xuất sang Trung Quốc, còn phía Trung Quốc tại sao "ăn" hàng này thì không ai rõ.
Sáng 12-5, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, khẳng định: “Việc người dân bán cam non tại huyện đã diễn ra từ lâu. Những vườn cam khi cành có trái quá nhiều phải tỉa bớt hoặc cam non rụng nếu người dân bỏ đi thì phí nhưng nếu bán đi sẽ kiếm được đồng lời. Còn việc họ bán cam non cho ai thì tôi không rõ. Thường cam non xắt phơi khô dùng để làm thuốc".
Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật ương nuôi siêu thâm canh (Raceway) là biện pháp ương tôm mật độ rất cao (thấp nhất là 2,000 PL12/m3 và cao nhất là 12,000 PL12/m3) trong khoảng thời gian 15 - 30 ngày.

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đạt 25.105 tấn, đạt 73,8% kế hoạch năm 2015, bằng 104% so với cùng kỳ.

Suối Tiên chảy qua địa bàn xã Thiện Nghiệp và phường Hàm Tiến (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) từ lâu được du khách ví như chốn “bồng lai tiên cảnh”.

Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.