Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.
Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao sản xuất tại chỗ 20 triệu con tôm sú giống P15, phục vụ thả nuôi vụ xuân hè năm 2013, trung tâm đã chọn mua được tôm bố mẹ qua kiểm dịch của Chi cục Thú y đạt các tiêu chuẩn về chất lượng đưa vào sản xuất; tổ chức sản xuất theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của tôm giống, chăm sóc, điều chỉnh nhiệt độ, xử lý các chế độ môi trường,vv... bảo đảm cho tôm giống phát triển tốt.
Kết quả, đến ngày 20-3-2013, trung tâm đã sản xuất được 6 triệu con tôm giống bảo đảm chất lượng. Chi cục Thú y đã tổ chức kiểm tra chất lượng, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm sú giống trước khi xuất bán cho chủ đồng thả nuôi. Trung tâm khuyến cáo chính quyền các huyện vùng triều cần tăng cường tuyên truyền cho các chủ đồng chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, hạn chế thiệt hại do mua phải giống tôm kém chất lượng.
Cùng với việc tiếp tục sản xuất đủ số lượng, bảo đảm chất lượng tôm giống cung ứng cho nông dân nuôi thả đúng thời vụ, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; cán bộ, công nhân kỹ thuật được các nhà khoa học chuyển giao công nghệ mới để thực hiện kế hoạch sản xuất 200 triệu con ngao giống, 500.000 con cá vược, cá sú giống,v.v... phục vụ các địa phương thả nuôi trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

Chuyện con bò tót “lạc đàn” về xã Phước Bình “gắn kết” với bò nhà sản sinh những con bê lai F1 “cường tráng” đang trở thành đề tài thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.

Phân bón cho cây trồng nông nghiệp bao gồm nhiều loại, nhưng có thể qui tập vào những nhóm chủ yếu: phân hữu cơ (cả hữu cơ vi sinh); phân vô cơ (phân đa lượng, trung lượng, vi lượng); phân vi sinh vật. Phân hữu cơ và phân vô cơ đều cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhưng không thể thay thế cho nhau.