Thương lái lạ săn gà Đông Tảo

Mua kiểu tận thu
Một người dân chuyên chăn nuôi gà Đông Tảo cho biết: gà “tiến vua” ở đây luôn đắt khách mua và rất được giá.
Tuy nhiên, điều lạ là không hiểu vì sao gần đây, các thương lái Trung Quốc mua với giá rất cao.
Trứng gà Đông Tảo được đặt hàng với giá từ 100- 200.000 đồng/quả; gà bố, mẹ mua từ 5 -10 triệu đồng/con.
Không kể gà trống hay gà mái, gà đẻ hay gà thải loại (gà già), hễ thấy gà có chân to là thu mua triệt để.
Một số thương lái Trung Quốc còn đặt vấn đề với họ đứng ra làm “nậu” thu gom gà mà không hạn chế về số lượng.
Điểm khác biệt của thương lái Trung Quốc với thương lái nội địa là khi thu mua họ tiến hành một cách ồ ạt.
Được biết, xã Đông Tảo thường xuyên có trên 2.200 hộ chăn nuôi gà đặc sản.
Trong đó hàng trăm hộ thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Điển hình như: hộ ông Nguyễn Văn Thấm (chủ trại gà Thấm Mộc), hàng năm duy trì trên 2 nghìn con gà thịt thương phẩm, 500 con gà mẹ, xuất trên 2 vạn con gà giống 1-2 ngày tuổi/năm; hộ ông Tạ Đình Hiếu, hộ anh Thắng cũng luôn duy trì hàng nghìn con gà trong chuồng trại, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Bảo vệ thương hiệu gà Việt
Các chủ trại gà nói rằng ngăn cấm thương lái Trung Quốc mua bán gà Đông Tảo là điều không thể.
Việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua như thời gian vừa qua cũng là cơ hội để bà con chăn nuôi xuất khẩu sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác với nguy cơ mất thương hiệu.
Gần đây, gà Đông Tảo được nhiều tờ báo lớn nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức và Trung Quốc đề cập đến chất lượng thương hiệu.
Để ngăn chặn điều này có thể xẩy ra, cần phải đăng ký thương hiệu gà Đông Tảo của Việt Nam càng sớm càng tốt.
Theo ông Lê Quang Thắng, Chủ tịch Hội những người nuôi gà Đông Tảo, gần đây bà con bán gà cho nhiều thương lái ở Trung Quốc và cả Bỉ, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Hồng Kông...
Họ mua với giá rất cao.
Bà con chăn nuôi bán gà cho ai là quyền của họ, pháp luật không cấm.
Địa phương nên giúp đỡ và đứng ra hỗ trợ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu “Gà Đông Tảo”.
Đây là việc làm cần thiết để xây dựng thương hiệu gà Đông Tảo, mở ra cơ hội đưa gà ở đây tiến xa ra thị trường thế giới, đồng thời tạo cơ sở pháp lí để bảo vệ thương hiệu trên thị trường.
Một chủ trại gà Đông Tảo cho hay, sau khi mua gom gà Đông Tảo, các thương lái Trung Quốc thường dùng xe tải đưa gà tới tập kết tại khu vực một số tỉnh biên giới đưa về nước tiêu thụ như một thứ đặc sản.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại “sản xuất, chăn nuôi tổng hợp” của kỹ sư ngành công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim...

Gần một tháng nay, bệnh trên heo liên tục xảy ra ở nhiều địa phương như TP Tuy Hòa, các huyện Đông Hòa, Phú Hòa... tỉnh Phú Yên. Để “chống lại” bệnh, các hộ chăn nuôi vội bán chạy đàn, trong khi ngành chức năng gặp khó khăn trong quản lý.

Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.