Thương lái lạ lại thu mua cau non

Cau già được bỏ ra vì thương lái không mua.
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây trên địa bàn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), huyện Châu Thành (Bến Tre) xuất hiện nhiều điểm thu mua cau non.
Sáng 8.9, PV Lao Động có mặt tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang ghi nhận có hai điểm thu cau non. Một người thu mua cho biết, có người đưa cho họ 10 triệu đồng đề nghị mua cau non (nguyên buồng, cả cuống) với giá từ 8.000 đồng/kg – 9.000 đồng/kg. Họ không biết người này thu mua để làm gì, bán cho ai
Bà Trần Thị Thu Sương, người làm công cho một điểm thu mua tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết, đến chiều có xe đến chở đi qua một cơ sở ở Bến Tre để nơi này bán cho lò sấy. Họ toàn mua cau non, cau già không mua.
Trao đổi với PV ngày 8.9, Chủ tịch UBND xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo Huỳnh Văn Sang thừa nhận có thấy các cơ sở thu mua cau, nhưng không biết họ mua để làm gì. Ông Sang cho biết sẽ báo cáo ngay với lãnh đạo huyện Chợ Gạo, các cơ quan chức năng để sớm tìm hiểu, giải quyết hiện tượng thương lái lạ thu mua cau non trên địa bàn xã.
Có thể bạn quan tâm

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.

Nuôi thủy sản là một trong những lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở các xã ngoại thành. Tuy nhiên, vào mùa mưa, mực nước dâng cao, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi này phát triển bền vững, hiệu quả.

Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).