Trồng Dừa Trên Đất Mặn

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.
Ở tuổi 71, ngày ngày lão nông này vẫn tự vác cuốc thăm vườn. Theo lời ông Nhẫn, thời trẻ ông làm y tá rồi trở thành cán bộ nông nghiệp ở địa phương. Vừa làm việc Nhà nước, vừa làm nông theo kiểu tăng gia sản xuất. Về hưu, ông mới dư dả thời gian đầu tư cho vườn, ruộng.
Ông Nhẫn kể: “Đây là vùng đất ngập mặn ven sông, đất nhiễm phèn rất nặng nên trồng cây gì phát triển cũng èo uột. Tôi đi tham quan, tìm hiểu và thấy cây dừa xiêm lùn rất phù hợp nên mạnh dạn đầu tư.
Tôi cho đào mương, tạo thành từng luống đất để trồng dừa, bên dưới xen canh cây dứa. Chỉ tính riêng thu nhập từ cây dứa đã gấp nhiều lần so với trồng lúa nước”.
Sau 3 năm, vườn dừa của ông đã cho mùa trái ngọt đầu tiên, năng suất cao gấp đôi giống dừa cao, lại dễ chăm sóc, thu hoạch. Hiện thương lái vào tận vườn mua dừa với giá 6 ngàn đồng/trái”.
Với lão nông Trần Văn Nhẫn, đây mới là kết quả bước đầu vì ông còn rất nhiều kế hoạch để phát triển mô hình vườn - ao - chuồng, “bắt” vùng đất nhiễm mặn này “đẻ” ra của cải phục vụ con người.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.