Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương Lái Đổ Xô Đi Mua Củ Dền

Thương Lái Đổ Xô Đi Mua Củ Dền
Ngày đăng: 30/11/2014

Hiện nay, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thương lái đang đổ xô đi mua củ dền nguyên đám, kể cả loại vừa xuống giống được ít tuần rồi tự chăm sóc, thu hoạch, với giá từ 1.000- 1.300đ/gốc.

Bà Võ Thị Bảy, ngụ đường Nguyên Tử Lực, TP Đà Lạt cho biết, vụ dền này gia đình bà trồng được gần 4.000m2, vừa xuống giống được hơn 10 ngày đã có thương lái tới đặt vấn đề mua nguyên đám rồi họ tự chăm sóc, thu hoạch, gia đình bà chỉ có nhiệm vụ 2 ngày bơm nước tưới (tự động) cho vườn dền 1 lần. Bà Bảy quyết định bán đám dền với giá 1.300đ/gốc. Với 4.000m2, vụ dền này cho gia đình bà thu về trên 90 triệu đồng tiền lãi.

Trong khi đó, tại chợ Đà Lạt, củ dền loại đẹp đang được bán với giá 25.000đ/kg, cao gấp 4 lần so với thời điểm cách đây vài tháng.

Chị Nguyễn Thị Cúc, một gia đình chuyên trồng củ dền ở đường Mai Xuân Thưởng, phường 8, TP Đà Lạt, giải thích: Nguyên nhân củ dền hút hàng là do hồi đầu năm người trồng củ dền đã thua lỗ nặng nên “cạch mặt” loại nông sản này để chuyển sang trồng các loại hoa màu khác.

Diện tích trồng và sản lượng giảm khiến củ dền trên thị trường bỗng khan hiếm, đó là cơ sở để thương lái mạnh dạn vung tiền mua củ dền ngay từ lúc mới xuống giống. Tuy nhiên, chính các thương lái cũng không nhiều người tự tin với cách thu mua cả vườn dền non rồi tự chăm sóc, thu hoạch như hiện nay họ sẽ thắng.

Chị Tú, một thương lái có nhiều năm kinh doanh nông sản tại TP Đà Lạt cho biết: “Không nói trước được điều gì. Giá cả thị trường biến động khôn lường. Hôm nay thì cao giá đó, sau một đêm ngủ dậy giá có thể chạm đáy, thua lỗ là chuyện thường thấy.

Thu mua củ dền ngay từ lúc vừa xuống giống rồi tự chăm sóc cho đến khi được thu hoạch là điều mạo hiểm, nhưng trong làm ăn thì phải chấp nhận phiêu lưu, đánh liều...”.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/thuong-lai-do-xo-di-mua-cu-den-post135237.html


Có thể bạn quan tâm

Giám sát vật tư nông nghiệp băn khoăn chế tài xử lý chưa đủ mạnh Giám sát vật tư nông nghiệp băn khoăn chế tài xử lý chưa đủ mạnh

Thực hiện chương trình phối hợp giám sát vật tư nông nghiệp (VTNN), đoàn giám sát liên ngành do Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lều Vũ Điều làm trưởng đoàn đã về làm việc tại huyện Yên Thành, Nghệ An.

16/09/2015
Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận

Quang Thuận là địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cây cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn và là xã có diện tích lớn nhất huyện Bạch Thông.

16/09/2015
Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân

“Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi, lại mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt nên hai hội viên Trần Tấn Hiếu và Võ Thi đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”

16/09/2015
Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.

16/09/2015
Đánh thức vựa nhãn Sơn La Đánh thức vựa nhãn Sơn La

Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".

16/09/2015