Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương hiệu riêng của Quảng Ninh

Thương hiệu riêng của Quảng Ninh
Ngày đăng: 11/09/2015

Sản phẩm mực một nắng Cô Tô góp phần khẳng định giá trị hải sản biển của Quảng Ninh

Thực hiện chương trình OCOP, từ ý tưởng sản phẩm đến tổ chức sản xuất ngoài cánh đồng cho đến việc chế biến tại các cơ sở sản xuất  và khâu cuối cùng là xúc tiến thương mại bán hàng, người nông dân đều nhận được sự hỗ trợ tích cực của Ban điều hành chương trình OCOP.

Với phương châm tạo thương hiệu cho các đặc sản nông sản Quảng Ninh từ đó phát triển kinh tế nông thôn, Ban điểu hành chương trình OCOP đã hỗ trợ người nông dân một cách tối đa. Sự thành công của Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2015 trong khuôn khổ Lễ hội Carnaval Hạ Long tháng 4/2015 đã là kết quả đáng mừng của gần 2 năm qua, từ đó khích lện người nông dân hăng say sản xuất, đẩy mạnh kinh tế địa phương.

Nhận thức của cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP dần được hình thành; nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh của địa phương được hoàn thiện theo quy chuẩn; một số sản phẩm tạo được vị thế vững chắc trên thị trường.

Bằng cách làm sáng tạo, chương trình đã được nhân dân trong và ngoài tỉnh biết đến rộng rãi và chương trình OCOP đang góp phần xây dựng thương hiệu của tỉnh. Công tác tuyên truyền liên tục và theo chiều sâu đã tác động tốt đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ và doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, chủ trang trại…Từ đó thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng của xã hội đối với sản phẩm OCOP.

Các địa phương nhất là ở các huyện tập trung sản xuất nông nghiệp đã ý thức được về mục đích, ý  nghĩa chương trình OCOP nên đã tập trung đầu tư và phân công cán bộ chuyên trách, phối hợp với Ban Xây dựng Nông thôn mới tích cực triển khai, mang lại hiệu quả tích cực.

Đầu tư xây dựng các Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP ở các địa phương trong tỉnh. Để làm nên thương hiệu một sản phẩm không phải là dễ, và để thương hiệu ấy phát triển, có sức lan tỏa rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao lại không phải là điều có thể thực hiện trong ngày một ngày hai.

Đơn cử như ở huyện miền núi Hoành Bồ của Quảng Ninh, phải trải qua quá trình kiểm định gắt gao, các sản phẩm nấm linh chi Quảng La, rượu bâu Bằng Cả và mật ong Thống Nhất hoặc gạo nếp cái hoa vàng Yên Đức, TX Đông Triều, ba kích tím Ba Chẽ, mật ong Tiên Yên đã được đưa vào phát triển theo quy trình chuẩn OCOP, trong đó tập trung đầu tư sản xuất với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; đồng thời gắn sản xuất với công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu và thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. 

Chương trình OCOP đã trở thành thương hiệu lớn của tỉnh Quảng Ninh và Hội chợ OCOP cũng đã là một sản phẩm du lịch không thể thiếu bên bờ Di sản Hạ Long của Quảng Ninh.


Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh xuất hiện dịch lở mồm long móng Hà Tĩnh xuất hiện dịch lở mồm long móng

Dịch lở mồm long móng xuất hiện trên đàn gia súc ở huyện Hương Khê đã làm 29 con gia súc bị bệnh; trong đó có 4 con lợn và 1 con nghé bị chết buộc phải tiêu hủy.

12/08/2015
1.600 tỷ đồng cho tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao 1.600 tỷ đồng cho tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao

Tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, (Thanh Hóa), Công ty Vinamilk phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công Tổ hợp các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao.

12/08/2015
Vào HTX, nông dân thu lợi nhuận gấp đôi Vào HTX, nông dân thu lợi nhuận gấp đôi

Thành lập đầu năm 2015, hiện Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Minh Thúy (trụ sở ở phường 8, TP.Đà Lạt) đã và đang liên kết trong sản xuất với 15 xã viên, hàng tháng bao tiêu sản phẩm rau sạch cho nông dân trong vùng lên tới gần 100 tấn. HTX tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương với mức lương dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng.

12/08/2015
Đặc sản cá linh non đầu mùa đắt hơn thịt bò Đặc sản cá linh non đầu mùa đắt hơn thịt bò

Có kích cỡ tầm khoảng đầu đũa ăn cơm, ăn cả nguyên con, thịt ngọt, hương vị đậm đà, cá linh non được bán với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg.

12/08/2015
Rót vốn cải tạo vườn tạp Rót vốn cải tạo vườn tạp

Hội Nông dân (ND) xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã giúp nhiều hộ dân địa phương có đời sống khấm khá thông qua việc triển khai dự án cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để phát triển trồng cam, quýt...

12/08/2015