Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuốc Trừ Cỏ Làm Chết Cây Trồng

Thuốc Trừ Cỏ Làm Chết Cây Trồng
Ngày đăng: 27/07/2011

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Kông Chro (Gia Lai), thời gian qua, tại các xã Yang Trung, An Trung, Yang Nam, Chơ Long... đã xảy ra hiện tượng sau khi phun một loại thuốc trừ cỏ cho mía thì hàng chục hecta cây trồng xung quanh bị chết hàng loạt.

Người trồng mía ở Kông Chro đã mua các loại thuốc trừ cỏ: Metrimex 80 WP do Công ty cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội phân phối, loại 1kg/gói; Atramet ComBi 80 WP do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương cùng Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam phân phối. Đây là những loại thuốc có cùng hoạt chất Amentryn 40% và Atrazine 40% dạng bột thấm nước.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, đây là nhóm thuốc trừ cỏ chọn lọc trên cây mía và cây dứa, có tác dụng thời kỳ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm, khả năng ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác là khoảng 5m. Thế nhưng khi người dân phun thuốc trừ cỏ thì diện tích các cây trồng khác cách xa 300 - 500m đã bị chết và hư hại nặng.

Theo thống kê, thuốc trừ cỏ đã làm cho gần 70ha cây trồng trên địa bàn Kông Chro ảnh hưởng nặng. Trong đó, diện tích lúa là 14,2ha, sắn gần 30ha, đậu xanh gần 15ha...

Ông Lê Thành Phương ở thôn 4, xã Kông Yangcho biết: “Nhà tôi trồng gần 3ha sắn và ớt. Cách đây gần một tháng, khi gia đình ông Đặng Phùng Minh phun thuốc cỏ cho mía thì toàn bộ diện tích cây trồng của tôi bị chết hoặc khô lá”. Không chỉ sắn, ớt của gia đình ông Phương mà cây trồng của hơn 300 hộ dân ở các xã: Kông Yang, An Trung, Yang Trung, Yang Nam cũng đang chịu chung số phận.

Qua tìm hiểu, hầu hết nông dân cho biết, họ đã đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Chúng tôi quan sát bao bì của các loại thuốc này, tuyệt nhiên không có dòng chữ nào nói về khả năng ảnh hưởng đến những loại cây trồng khác hay khoảng cách an toàn cho diện tích cây trồng liền kề.

UBND huyện Kông Chro đã có buổi làm việc với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đại diện các công ty và nhà phân phối để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp hỗ trợ người dân.


Có thể bạn quan tâm

Thu Giữ Lượng Lớn Da Cá Sấu Và Cá Sấu Con Không Rõ Nguồn Gốc Thu Giữ Lượng Lớn Da Cá Sấu Và Cá Sấu Con Không Rõ Nguồn Gốc

Vào lúc 11 giờ đêm ngày 18/9, tại khu vực ngã ba Trà Tim, trên Quốc lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, lực lượng phối hợp gồm Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã kiểm tra và thu giữ một lượng lớn da cá sấu và cá sấu con vận chuyển không có giấy phép kinh doanh và không rõ nguồn gốc. Số da cá sấu và cá sấu con trên được đựng trong 7 thùng xốp lớn, bên trong có ướp đá.

23/09/2013
Trung Quốc Tận Thu Tôm Nguyên Liệu Trung Quốc Tận Thu Tôm Nguyên Liệu

Trong gần 1 tháng qua đã xuất hiện tình trạng thương lái ồ ạt thu mua số lượng lớn tôm nguyên liệu tại nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung với giá cao rồi bán đi Trung Quốc.

23/09/2013
Nuôi Tôm Lãi Cao Nhờ Giống Tốt Và Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Nuôi Tôm Lãi Cao Nhờ Giống Tốt Và Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.

24/09/2013
Để Quy Trình Luân Canh Tôm – Lúa Hiệu Quả Để Quy Trình Luân Canh Tôm – Lúa Hiệu Quả

Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.

24/09/2013
Thiếu Số Liệu Chính Xác Về Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Số Liệu Chính Xác Về Cá Tra Nguyên Liệu

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

25/09/2013