Thuế nặng được gỡ, tiểu thương tiếp tục thu mua chuối cho nông dân

Chiều 7.10, ông Trần Tuấn Anh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) - cho biết:
Sau khi nhận được thông tin từ Báo Lao Động việc tiểu thương bị cơ quan chức năng nước bạn Lào đánh "thuế" nặng mặt hàng chuối qua Cửa khẩu Đen Sa Vẳn (Lào), trong sáng 7.10, lãnh đạo Đồn biên phòng đã làm việc với đồn Công an Lào và cơ quan chức năng liên quan.
"Chúng tôi bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng nước bạn tạo điều kiện cho cư dân hai bên biên giới qua lại buôn bán được thuận lợi.
Trong đó nhấn mạnh chuối là mặt hàng nông sản, nếu chậm trễ việc thông thương sẽ hư hỏng, hiện giá chuối rất thấp, nếu không tạo điều kiện thì nông dân sẽ rất khó khăn" - ông Trần Tuấn Anh, nói.
Sau buổi làm việc này, phía Hải quan Lào ở Cửa khẩu Lao Bảo đã cho phép tiểu thương Việt Nam vận chuyển mặt hàng chuối bằng xe ôtô và không đánh "thuế" như trước.
Phấn khởi trước thông tin này, các tiểu thương đã mở cửa lại các trạm cân chuối ở xã Tân Long, Tân Thành, xã Thuận để thu mua chuối cho nông dân. Tuy nhiên, giá chuối hiện vẫn rất thấp, chỉ từ 1.700 đến 1.800 đồng/1kg.
Trước đó, Báo Lao Động số 231 đã có bài viết "Tiểu thương tạm dừng thu mua chuối:
Nông dân khóc ròng nhìn chuối chín rụng", phản ánh việc cơ quan chức năng nước bạn Lào ở Cửa khẩu Đen Sa Vẳn đánh "thuế" mỗi tấn chuối 1 triệu tiền kíp Lào (khoảng 2,7 triệu đồng), trong lúc đó, tiểu thương thu mua chuối mỗi tấn chỉ 2 triệu đồng.
Vì khoản "thuế" nặng này, tất cả các tiểu thương dừng thu mua chuối, dẫn đến chuyện cả ngàn hecta chuối của nông dân ở huyện Hướng Hóa không có nơi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, nông dân Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sản xuất gần 400 ha đậu phụng. Nếu như những năm trước phải sản xuất trong điều kiện thiếu nước tưới, rất vất vả, thì năm nay với nguồn nước tưới dồi dào được tăng cường từ hệ thống kênh tưới Văn Phong vừa xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bà con nông dân xã Bình Thuận đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển cây đậu phụng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.