Thực Phẩm Bơm Tạp Chất Không Bị Xử Lý

Việc bơm tạp chất vào thực phẩm dù bị cơ quan chức năng bắt quả tang, nhưng không bị xử lý vì chưa xác định được hành vi phạm tội.
Thứ trưởng Nông nghiệp Vũ Văn Tám thừa nhận thực trạng trên tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại sáng 8/4.
Thứ trưởng Tám dẫn chứng, việc bơm tạp chất như nước vào trâu bò trước khi giết mổ ở An Giang, bơm agar vào tôm ở Cà Mau... diễn ra từ lâu và bị bắt quả tang. “Việc này chúng tôi biết rõ nhiều năm rồi. Tuy nhiên, khi cãi lý thì mình đuối và không xác định được hành vi phạm tội thế nào”, ông Tám nói. Vì vậy, lãnh đạo ngành nông nghiệp đề nghị Bộ Công an mở chiến dịch xử lý hành vi nói trên cũng như bổ sung vào quy định của pháp luật để xử phạt.
Chủ trì cuộc họp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lo ngại, đất nước xuất khẩu tôm mà để xảy ra tình trạng này thì nguy cơ hàng thủy sản bị nhiều nước cấm nhập là rất lớn. “Việc bơm hóa chất vào tôm sao lại chưa có luật nào xử lý được”, Phó thủ tướng bức xúc và yêu cầu đại diện Bộ Công an với tư cách Phó chủ tịch Ban chỉ đạo phải lập chuyên án xử lý.
Agar được chế biến từ rau câu, về bản chất không độc hại. Tuy nhiên, việc bơm agar giống như đưa ký sinh trùng vào tôm tạo ra nguy cơ mất an toàn vệ sinh. Ngoài ra, thịt tôm bơm agar bị dập nát, giảm chất lượng.
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bơm agar vào tôm ban đầu chỉ là mánh khóe của một số cơ sở thu gom nhỏ lẻ để bán lại cho nhà máy kiếm lời. Tôm bơm có thể tăng trọng lượng hơn 30% so với trọng lượng thực, kích cỡ to nên bán được giá cao.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho hay, năm 2013, nhiều lô tôm xuất khẩu dính agar bị Hàn Quốc trả về. Hiệp hội này cảnh báo nếu không sớm thay đổi và kiểm soát tình trạng bơm agar vào tôm thì không chỉ Hàn Quốc mà các thị trường chủ lực khác sẽ có phản ứng tương tự.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.

Khác với những năm trước, đầu vụ cà phê 2014 - 2015 giá cà phê nội địa và quốc tế có xu hướng tăng. Thế nhưng Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, Vicofa vẫn sẽ kiến nghị Chính phủ tạm trữ 200.000 tấn cà phê trong niên vụ này để hỗ trợ giá cho nông dân.

Việc phòng trừ sâu đục thân mía nói chung, loài sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu mới nói riêng là hết sức khó khăn. Lý do là cây mía có sinh khối lớn, cây cao, to, thời gian sinh trưởng kéo dài, lại thường được thâm canh, trồng dày, lưu gốc nhiều năm.