Thực hiện thành công 2 vùng nuôi áp dụng VietGAP ở Mỹ Xuyên

Tham quan mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP ở Mỹ Xuyên.
Đây là 1 trong số 2 tổ hợp tác ở huyện Mỹ Xuyên triển khai áp dụng VietGAP ở xã Hòa Tú 1 và xã Ngọc Đông. Kết quả triển khai cho thấy tỉ lệ nuôi tôm đạt hiệu quả trên 80% nên nông dân rất phấn khởi.
Xây dựng vùng nuôi áp dụng VietGAP nằm trong tiểu hợp phần dự án phát triển đa dạng sinh học vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ thiết bị kiểm tra nguồn nước, kiểm tra chất lượng giống.
Thành công của vùng nuôi VietGAP sẽ được ngành chuyên môn rút kinh nghiệm, nhân rộng để người dân tiếp tục áp dụng thực hiện toàn vùng.
Sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm nước lợ, bà con tập trung lắp lại vụ lúa trên nền ao nuôi tôm, tránh ô nhiễm môi trường và cắt đứt mầm bệnh sau vụ nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Việc giảm giá này là hậu quả tất yếu khi mà người tiêu dùng e ngại với thịt lợn trước thông tin nhiều trang trại trong khu vực vẫn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Qua 2 năm đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp và ban hành kế hoạch hành động.

Ngày 11/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cao su xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn với diện tích 893 ha.

Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn.
Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố đặc sản này là một trong số 50 loại trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam; năm 2013, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vinh danh lọt vào top 10 loại trái cây ngon bậc nhất Việt Nam. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.