Thực hiện thành công 2 vùng nuôi áp dụng VietGAP ở Mỹ Xuyên

Tham quan mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP ở Mỹ Xuyên.
Đây là 1 trong số 2 tổ hợp tác ở huyện Mỹ Xuyên triển khai áp dụng VietGAP ở xã Hòa Tú 1 và xã Ngọc Đông. Kết quả triển khai cho thấy tỉ lệ nuôi tôm đạt hiệu quả trên 80% nên nông dân rất phấn khởi.
Xây dựng vùng nuôi áp dụng VietGAP nằm trong tiểu hợp phần dự án phát triển đa dạng sinh học vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ thiết bị kiểm tra nguồn nước, kiểm tra chất lượng giống.
Thành công của vùng nuôi VietGAP sẽ được ngành chuyên môn rút kinh nghiệm, nhân rộng để người dân tiếp tục áp dụng thực hiện toàn vùng.
Sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm nước lợ, bà con tập trung lắp lại vụ lúa trên nền ao nuôi tôm, tránh ô nhiễm môi trường và cắt đứt mầm bệnh sau vụ nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Mấy ngày gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc đã vào vùng trồng khóm (dứa) của tỉnh Tiền Giang để thu mua khóm với giá cao. Chính vì vậy, nhiều cơ sở thu mua khóm trong nước gặp khó khăn trong việc tìm nguồn khóm nguyên liệu để thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Chóng vánh lấy đất nông nghiệp, chóng vánh san nền, rồi cũng chóng vánh bỏ hoang. Câu chuyện thu hút đầu tư, phát triển các KCN của nhiều địa phương được gọi với cái tên chua chát là “tâm lý bầy đàn”.

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.