Thực Hiện Quyết Liệt Việc Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc Ở Hà Nội

Tuyệt đối không được dấu dịch, không bán chạy gia súc mắc dịch hoặc nghi mắc dịch, không vứt xác gia súc ra môi trường.
Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.
UBND các quận, huyện, thị xã, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn quản lý, giám sát chặt chẽ đàn gia súc trên địa bàn quản lý, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra, không để lây lan ra diện rộng.
Chỉ đạo các phòng chức năng, các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm đối với các địa phương để xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phân công và giao trách nhiệm từng thành viên Ban Chỉ đạo; chủ động bố trí kinh phí để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch ngay từ đầu...
UBND TP chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo lực lượng thú y theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh đến tận thôn xóm, hộ gia đình, phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Đồng thời chỉ đạo Chi cục Thú y chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành của thành phố, nghiêm cấm việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn từ những nơi có dịch, không rõ nguồn gốc, nghi bị dịch ra, vào thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm...
Có thể bạn quan tâm
Giá chanh trái bông tím đang thu hoạch tại nhà vườn thuộc xã Tích Thiện (Trà Ôn, Vĩnh Long), hiện giao bán thương lái 15.000 đ/kg. So một tháng trước, mức giá này giảm gần 10.000 đ/kg.

Được sự giới thiệu của một số người bạn và sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con nông dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, chúng tôi dễ dàng tìm đến được mô hình trồng măng tây xanh của chị Phan Thị Điệu, một xã viên Hợp tác xã Phú Thái.

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt gần 16.540 tấn với kim ngạch gần 43,3 triệu USD, giảm gần 250 tấn so với tháng 3-2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015 thì Đồng Nai xuất khẩu được hơn 66 ngàn tấn với tổng giá trị 154,3 triệu USD, đạt hơn 70% về lượng và trên 80% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Quá trình sản xuất khoai lang theo quy trình “thâm canh tổng hợp” có một số điểm mới hơn so sản xuất truyền thống như sử dụng màng phủ, nấm Trichoderma, trồng sả… Nhưng theo các nhà khoa học, đây là giải pháp cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ quản lý rất hiệu quả sâu đục củ khoai lang hiện nay.

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.