Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)

Được sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh-Đại diện Văn phòng tại tỉnh Gia Lai, qua thời gian: Tiến hành khảo sát phân tích tình hình, thẩm vấn nông dân, xác định mục đích, mục tiêu, ngày 26-8-2015 mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa.
Qua quá trình khảo sát, thị xã Ayun Pa đã thống nhất chọn hộ bà Ksor H’Soa, tổ dân phố 9 phường, Sông Bờ, để triển khai mô hình.
Diện tích tham gia triển khai mô hình trồng cỏ nuôi bò của hộ bà Ksor H’Soa hiện có trên 2.000 mét vuông; gia đình chủ động được nguồn nước tưới; được hỗ trợ 20% chi phí vật tư và lắp ráp hệ thống tưới; được hướng dẫn thường xuyên về kỹ thuật canh tác.
Nước trước khi dẫn đến cây cỏ đã trồng được đi qua một hệ thống trung tâm gồm: đồng hồ áp lực đo áp suất lưu lượng nước, hệ thống lọc nước, van xả khí, van hồi nước và bộ châm phân.
Vì vậy hệ thống trung tâm kiểm soát được lượng nước thoát ra trong thời gian nhất định, đủ cung cấp nước cho nhu cầu cây trồng, hạn chế lượng nước thất thoát không hiệu quả. Cây trồng được cung cấp nguồn nước tưới sạch thông qua hệ thống lọc nước và van hồi nước. Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn.
Theo ông Tống Đình Hiếu-Trưởng phòng đại diện Công ty cổ phần tưới Khang Thịnh tại Gia Lai, mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel sẽ tiết kiệm được nước tưới từ 30% đến 50%, giảm chi phí đầu tư phân bón từ 10% đến 12%; giảm chi phí nhân công từ 10% đến 15%, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong từng giai đoạn.
Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt. Điều ý nghĩa nhất của việc áp dụng hệ thống tưới công nghệ này là giữ cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và sản xuất cây trồng bền vững.
Qua mô hình được triển khai, cho thấy không chỉ có nông dân trồng cỏ mà mà mô hình còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác; mong rằng bà con nông dân thấy được hiệu quả kinh tế và ý nghĩa của mô hình để ứng dụng và nhân rộng, nhằm góp phần tăng thuy nhập nâng cao đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Như NNVN số báo trước đã đưa tin, từ trước và sau Tết Nguyên đán Tân Mão, trên địa bàn 8 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã xuất hiện một loại dịch lạ làm cho đàn hươu, nai của huyện chỉ bỏ ăn mấy ngày, sốt, chướng bụng rồi lăn đùng ra chết hàng loạt. Dịch đang lây lan khá mạnh làm cho những người nuôi hươu, nai ở Quỳnh Lưu hoang mang, lo lắng.

Ngư dân làng chài Cửa Sức (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) có cách bắt tôm hùm giống độc nhất vô nhị, nhờ đó cả làng đổi đời... Chiêu bẫy tôm hùm con độc đáo này được chính ngư dân làng chài Cửa Sức phát minh gần 10 năm nay

Tại Cửa Việt, nhiều đoạn đê, kè bị sóng lớn đánh sập đổ, nhất là khu vực Cảng Xăng dầu Cửa Việt. Lượng mưa đo được tại Hải Sơn là 759 mm, Hải Tân là 591 mm, Cửa Việt là 519 mm. Cầu tràn Ba Lòng thuộc huyện Đakrông bị ngập trên 2 m gây chia cắt, không đi lại được

Cùng với thành công của nhiều hộ ND nuôi cá lăng lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi, mới đây Tập đoàn Cá tầm Việt Nam triển khai nuôi cá tầm lồng với quy mô lớn nhất nước trên lòng hồ Nhà máy Thủy điện Buôn Tu Srah (huyện Lăk, Đăk Lăk).

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011