Thực hiện Dự án Nâng cao năng suất, chất lượng cà chua tại Lâm Đồng

Theo đó, từ nay đến cuối tháng 7/2016, tỉnh Đông Flander tài trợ kinh phí hơn 175 triệu đồng để triển khai Dự án tại Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt với các nội dung chính gồm:
Thử nghiệm 3 giống cà chua mới của Bỉ trồng trên đất, ngoài trời và trồng trên 3 loại giá thể trên đất và trong nhà kính, sử dụng nước khử trùng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt và xử lý sau thu hoạch;
So sánh phương pháp thụ phấn giữa các giống cà chua Việt Nam và cà chua Bỉ…
Mục tiêu của Dự án là:
Trình diễn phương pháp trồng cà chua bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; khảo sát thị trường các giống cà chua mới, cà chua đặc sản;
Hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật để nâng cao thu nhập cho người trồng cà chua ở Lâm Đồng…
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, dư luận bàn tán sâu chuyện gạo Việt Nam đang thua gạo Campuchia, trong khi vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt đến tháng 10-2015, Bộ NN&PTNT mới xác định vài giống lúa.

Bên cạnh hiệu quả tích cực đối với cây trồng, thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống của con người và sinh vật.
Những năm qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nông dân được tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn rất khiêm tốn.

Kết thúc vụ sản xuất lúa hè thu, ruộng được “nghỉ” từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Tận dụng khoảng thời gian này, một số nông dân ở huyện Nghĩa Hành đã sản xuất rau màu hoặc chăn thả gia súc ngay trên đồng ruộng không sản xuất cho thu nhập cao…

Tuy đã là thời điểm cuối vụ, thế nhưng dọc theo tuyến đường liên huyện Sơn Hà - Ba Tơ, trái đắng được các đại lý thu mua đem phơi rất nhiều.