Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha

Để thực hiện mục tiêu trên, An Giang xây dựng CĐML theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng vật tư kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm và các hợp tác xã nông nghiệp là cầu nối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp; Đảm bảo sản xuất đồng bộ từ quy trình kỹ thuật đến cung ứng đủ số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp và giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân;
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền co nông dân việc thực hiện tham gia CĐML, đồng thời liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa (nếp) theo hướng hiện đại hóa bền vững nhằm phát triển kinh tế xã nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn nhằm tạo các vùng nguyên liệu lúa gạo với quy mô diện tích sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng đồng nhất và đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo, tạo sự bền vững và ổn định lâu dài cho đầu ra sản phẩm nông nghiệp.
Theo sở NN & PTNT năm 2014, toàn tỉnh xuống giống với diện tích đạt 625.918 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 64,68 tạ/ha. Sản lượng lúa đạt 4,048 triệu tấn. Tỉnh đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, theo mô hình cánh đồng lớn ngày càng tăng, diện tích sản xuất lúa tham gia mô hình CĐL là 34.200 ha (trong đó: vụ Đông Xuân 2013 - 2014 là 11.833 ha, vụ Hè Thu 2014 là 12.435 ha và vụ Thu Đông 2014 khoảng 10.000 ha). Sản xuất theo cánh đồng lớn thì nông dân được lãi từ 25 - 30 triệu đồng/ha, mà đầu ra cũng chắc chắn.
Sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ. Các chuỗi giá trị lúa gạo, rau màu và thủy sản đã hình thành và phát triển cùng với các hình thức liên kết sản xuất trong chuỗi như liên kết ngang, liên kết dọc ngày càng đa dạng, đặc biệt trong thời gian gần đây có sự tham gia của các ngân hàng. Việc triển khai nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu” đang đi vào thực chất, lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực thực hiện tốt.
Trong thời gian tới, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai đạt hiệu quả mục tiêu đã đề ra, trong đó tiếp tục xây dựng mô hình CĐL sản xuất lúa gạo được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn và rút ngắn chênh lệch về năng suất giữa các hộ dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, để nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa gạo và làm nền tảng cho sản xuất lúa theo VietGap, nhằm tăng lợi nhuận cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Văn Rem, một trong những nông dân có nhiều thâm niên trong việc trồng môn cho biết, nhờ trồng môn mà đời sống người dân trong ấp Đại An (Trà Vinh) không ngừng được cải thiện, nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố đã mọc lên từ thu nhập “trồng môn”.

Bước vào vụ thu hoạch năm nay, những nông dân trồng ớt ở Bố Trạch (Quảng Bình) chưa kịp vui mừng vì được mùa thì phải khốn khổ với nỗi lo ớt rớt giá.

Qua học hỏi kinh nghiệm các mô hình nuôi hàu ở các tỉnh ven biển, anh Nguyễn Văn Thiệu đã về quê (khóm 5, Thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đầu tư nuôi hàu bằng bè trên sông nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Tổng kết mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2013- 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, bình quân mỗi ha ruộng trong mô hình, nông dân có lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình trên 3,1 triệu đồng/ha.

Thời gian gần đây, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang lên cơn sốt đánh bắt và thu gom con banh lông, khi loài sinh vật biển chưa từng được ngư dân quan tâm đánh bắt này bất ngờ được các thương lái Trung Quốc săn lùng và mua với giá cao ngất ngưởng