Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga tạo thuận lợi từ khâu thanh toán

Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam XK vào Nga đã được giảm thuế thấp hơn từ 30-50% so với trước khi Nga là thành viên WTO.
Thời gian tới, khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực, 90% số dòng thuế sẽ được giảm.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tăng XK vào thị trường Nga, đặc biệt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nga được áp dụng thuế nhập khẩu 0%.
Bên cạnh những cơ hội, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hàng hóa Việt Nam XK vào Nga đang phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt về: Giá, mẫu mã, bao bì, chất lượng, chi phí vận chuyển… với các quốc gia khác có nguồn cung tương tự.
Đơn cử về vận chuyển, Việt Nam phải đưa hàng hóa qua cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga hoặc chuyển tới cảng Vladivostock rồi đi tiếp theo đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí cao hơn so với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ...
Đối tác Nga (doanh nghiệp nhỏ và vừa) nhập khẩu hàng Việt Nam chủ yếu thanh toán theo hình thức D/P, trả chậm 40-60 ngày (chiếm 95%).
Ngoài ra, ngân hàng Nga yêu cầu doanh nghiệp khi mở L/C phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng (doanh nghiệp lớn ký quỹ 10%) – dẫn tới doanh nghiệp không thanh toán bằng L/C.
Chỉ khi hợp đồng giá trị lớn hơn 500.000 USD, doanh nghiệp Nga mới thanh toán bằng L/C.
Tất cả những yếu tố trên khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà xuất hàng sang Nga.
Phương thức thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng nước thứ 3 khi XK sang Nga cũng khó khăn do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, EU với Nga.
Trong khi đó, giao dịch bằng đồng Rúp tại Việt Nam không phổ biến nên Ngân hàng Nhà nước chưa có cơ chế hình thành tỷ giá VND/Rúp cũng khiến doanh nghiệp gặp khó.
Do đó, tận dụng cơ hội từ FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu nói chung, tăng cường XK sang Nga nói riêng, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, cần có cơ chế, chính sách thuận lợi cho khâu thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước; đề xuất giải pháp cải thiện chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Nga.
Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền về thị trường Nga cho doanh nghiệp trong nước đồng thời quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại thị trường này.
9 tháng đầu năm, Việt Nam XK sang Nga đạt trên 1,07 tỷ USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch XK lớn gồm: Điện thoại, máy vi tính và linh kiện, cà phê, dệt may...
Có thể bạn quan tâm

Dự án “Phát triển sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa” do huyện Yên Lập phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ triển khai từ năm 2009 đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa phương.

Với đặc tính chịu khô hạn, không khó tính trong lựa chọn đất sinh trưởng nên ngay khi được đặt hom, cây dứa đã bén rễ và sinh trưởng phát triển tốt ở đất núi Điện Quan. Để có giống cây, người Mông ở đây phải mua giống tận đất dứa Mường Khương với loại dứa quả to, lá nhỏ, ngọt và cho nhiều thân ở một gốc về trồng

Sau một thời gian tăng lên ở mức đảm bảo người nuôi có lãi, gần đây giá cá tra nguyên liệu đã giảm mạnh, khiến người nuôi tiếp tục sống trong cảnh thấp thỏm lo âu. Người nuôi cá mong mỏi bao giờ giá cá tra hết bấp bênh như hiện nay, để có điều kiện phát triển nghề nuôi có truyền thống lâu đời ở vùng ĐBSCL?

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Kiên Giang, tính đến ngày 5-4-2012, toàn tỉnh đã thu hoạch dứt điểm 64.430 ha lúa mùa, năng suất bình quân khoảng 4,27 tấn/ha. Vụ Đông Xuân 2011 – 2012, đến thời điểm này đã thu hoạch xong 283.791 ha, đạt 97,36% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân đạt tới 7,14 tấn/ha.

Anh Trần Việt Hùng ở xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị) kể 5h sáng 6/4, anh cùng 3 ngư dân hành nghề lưới rê ba lớp khai thác mực nang và cá choái tại ngư trường đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 12 hải lý, thì con cá này mắc lưới. Nó vẫy đập rất mạnh làm giàn lưới trị giá hơn 70 triệu đồng mới mua hồi đầu năm của nhóm bị rách gần hết