Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga tạo thuận lợi từ khâu thanh toán

Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam XK vào Nga đã được giảm thuế thấp hơn từ 30-50% so với trước khi Nga là thành viên WTO.
Thời gian tới, khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực, 90% số dòng thuế sẽ được giảm.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tăng XK vào thị trường Nga, đặc biệt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nga được áp dụng thuế nhập khẩu 0%.
Bên cạnh những cơ hội, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hàng hóa Việt Nam XK vào Nga đang phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt về: Giá, mẫu mã, bao bì, chất lượng, chi phí vận chuyển… với các quốc gia khác có nguồn cung tương tự.
Đơn cử về vận chuyển, Việt Nam phải đưa hàng hóa qua cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga hoặc chuyển tới cảng Vladivostock rồi đi tiếp theo đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí cao hơn so với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ...
Đối tác Nga (doanh nghiệp nhỏ và vừa) nhập khẩu hàng Việt Nam chủ yếu thanh toán theo hình thức D/P, trả chậm 40-60 ngày (chiếm 95%).
Ngoài ra, ngân hàng Nga yêu cầu doanh nghiệp khi mở L/C phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng (doanh nghiệp lớn ký quỹ 10%) – dẫn tới doanh nghiệp không thanh toán bằng L/C.
Chỉ khi hợp đồng giá trị lớn hơn 500.000 USD, doanh nghiệp Nga mới thanh toán bằng L/C.
Tất cả những yếu tố trên khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà xuất hàng sang Nga.
Phương thức thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng nước thứ 3 khi XK sang Nga cũng khó khăn do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, EU với Nga.
Trong khi đó, giao dịch bằng đồng Rúp tại Việt Nam không phổ biến nên Ngân hàng Nhà nước chưa có cơ chế hình thành tỷ giá VND/Rúp cũng khiến doanh nghiệp gặp khó.
Do đó, tận dụng cơ hội từ FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu nói chung, tăng cường XK sang Nga nói riêng, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, cần có cơ chế, chính sách thuận lợi cho khâu thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước; đề xuất giải pháp cải thiện chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Nga.
Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền về thị trường Nga cho doanh nghiệp trong nước đồng thời quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại thị trường này.
9 tháng đầu năm, Việt Nam XK sang Nga đạt trên 1,07 tỷ USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch XK lớn gồm: Điện thoại, máy vi tính và linh kiện, cà phê, dệt may...
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.