Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Ngày 25.11, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức Diễn đàn an toàn thực phẩm ISG 2013.
Theo báo cáo của Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, năm 2012, diện tích sản xuất rau cả nước là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh; sản lượng rau đạt 14 triệu tấn. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú, nhưng quy mô sản xuất rau hiện vẫn nhỏ lẻ, manh mún.
Riêng với rau an toàn (RAT), diện tích quy hoạch đến đầu năm 2013 là 71.728ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT là 6.310ha; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác là 491ha; diện tích sản xuất theo hướng an toàn là 16.797ha.
Ông Đoàn Xuân Hoà - Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản nhận định: Nhìn chung, sản xuất RAT hiện nay vẫn là quảng canh, chủ yếu sử dụng giống lai nhập nội, tỷ lệ cơ giới hoá gắn với sơ chế thấp, chưa chú trọng ứng dụng công nghệ cao và chưa kiểm soát được nguồn nước tưới... Do đó, diện tích RAT được chứng nhận thấp, hiệu quả sản xuất không rõ rệt, chưa có sự phân biệt rõ giữa RAT với rau thông thường.
Theo ông Trần Công Thắng (Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn), hiện sản lượng RAT, rau hữu cơ vẫn rất hạn chế và tăng chậm, chỉ chiếm 8-8,5% diện tích rau của cả nước. Ông Thắng cũng đưa ra ví dụ: Hà Nội hiện có hơn 7 triệu dân, nhu cầu rau xanh khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm, nhưng sản lượng rau của Hà Nội hiện mới đạt 600.000 tấn/năm, trong đó RAT đáp ứng được 14-15%.
“Hạn chế của sản xuất RAT hiện nay là các hệ thống chứng nhận khá tốn kém và khó thực hiện; niềm tin của người tiêu dùng đối với RAT chưa cao; địa điểm kinh doanh, tiêu thụ RAT chưa thuận tiện...” - ông Thắng nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ RAT phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đã được bộ giao cho các đơn vị thực hiện đề án triển khai. Đồng thời, việc quản lý theo chuỗi cũng cần được tăng cường, do vậy vấn đề sản xuất RAT càng đòi hỏi phải phát triển cả về diện tích, sản lượng cũng như hỗ trợ tiêu thụ.
Qua diễn đàn lần này, bộ sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp, nhà sản xuất để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hoàn thiện các chính sách nhằm hỗ trợ cho chuỗi sản xuất RAT từ trồng trọt, chế biến đến tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Để giúp nông dân lựa chọn được các loại giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, vụ hè thu năm 2014 Công ty Cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Kạn đã phối hợp với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang chi nhánh tại Hà Hội đưa giống ngô lai AG59 vào trình diễn tại một số địa phương.

Chiều 27-11, đại diện Công ty Nhiệt Đới (Bến Tre) cho biết, trái nhãn trồng trên cù lao An Hòa (thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) vừa được cơ quan chức năng nước Mỹ cấp mã code nhập khẩu vào thị trường nước này, với tên gọi “Nhãn IDO Việt Nam”. Đầu tháng 12-2014 tới, công ty Nhiệt Đới sẽ xuất khẩu lô nhãn đầu tiên (hơn 2 tấn) vào thị trường Mỹ.