Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gà lông trắng không có thế mạnh

Gà lông trắng không có thế mạnh
Ngày đăng: 02/10/2015

Gà lông trắng được nuôi tại một trang trại ở Thường Tín, Hà Nội. 

Mới đây, chúng tôi đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia về vấn đề nuôi gà lông trắng.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia cho thấy, trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là để ngành chăn nuôi cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế khi tham gia vào TTP thì chăn nuôi cần lựa chọn những vật nuôi có lợi thế.

Trong khi đó, gà lông trắng lại là vật nuôi không có lợi thế.

Cụ thể, hiện gà lông trắng chỉ chiếm tỷ trọng 30%, còn lại chủ yếu là gà lông màu; hiện các trang trại nuôi gà lông trắng trong nước chủ yếu là nhỏ lẻ, từ giống cụ kỵ phải nhập khẩu đến thức ăn, nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y cũng phải nhập khẩu;

Các nước phát triển chăn nuôi gà lông trắng công nghiệp với số lượng lên tới vài chục vạn con mỗi trang trại nên giá thành gà lông trắng của Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh;

Hiện tiêu thụ gà lông trắng ở Việt Nam cũng chỉ chủ yếu ở các trường học, khu công nghiệp; bản thân một số doanh nghiệp lớn như KFC cũng đã tuyên bố sẽ loại dần gà đẻ trứng nuôi nhốt công nghiệp (chủ yếu lông trắng), chuyển sang gà chăn thả tự nhiên.

Sản phẩm gà lông trắng cũng chính là sản phẩm đang bị nghi ngờ cạnh tranh không lành mạnh khi Mỹ bán phá giá vào Việt Nam…

Trong khi đó, gà lông màu ở Việt Nam chiếm 70% sản lượng và đang phát triển rất mạnh; dù tham gia TPP, các nước cũng khó có giống gà phù hợp với khí hậu của Việt Nam nên họ cũng chỉ có thể thuê đất, thuê nhân công nuôi gà tại Việt Nam.

Gà lông màu có thịt thơm ngon, ít dịch bệnh, có thể tận dụng được các loại phụ phẩm của nông nghiệp để chăn thả…

“Quan điểm của chúng tôi là không nên bỏ gà lông trắng nhưng nguyên tắc cạnh tranh là cần lựa chọn sản phẩm lợi thế khi tham gia vào sân chơi chung.

Khi hội nhập sâu, gà lông màu hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở thị trường trong nước và xuất khẩu, vì ở nước ngoài chúng ta cũng có hàng triệu người Việt.


Có thể bạn quan tâm

Các Tiêu Chuẩn Chung Đối Với Sản Phẩm Đóng Gói Nhập Khẩu Vào Australia Các Tiêu Chuẩn Chung Đối Với Sản Phẩm Đóng Gói Nhập Khẩu Vào Australia

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ.

27/09/2014
Đức Gia Tăng Tiêu Thụ Các Sản Phẩm Thủy Sản Bền Vững Đức Gia Tăng Tiêu Thụ Các Sản Phẩm Thủy Sản Bền Vững

REWE, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức, đang gia tăng các loại sản phẩm thủy sản được dán nhãn ASC thông qua việc giới thiệu các sản phẩm Goldlocke của mình, đây là sản phẩm được làm từ cá rô phi được chứng nhận ASC.

27/09/2014
Đã Có 1.000 Sản Phẩm Dán Nhãn ASC Đã Có 1.000 Sản Phẩm Dán Nhãn ASC

Các sản phẩm đã đẩy số lượng sản phẩm được chứng nhận lên 1.000 là sản phẩm GTGT từ cá tra của Công ty CP Vĩnh Hoàn, sản basa philê GTGT của Sainsbury và sản phẩm cá tra của Anova Seafood được bán bởi Edeka.

27/09/2014
ASEAN Dự Kiến Áp Dụng Tiêu Chuẩn Tôm Mới ASEAN Dự Kiến Áp Dụng Tiêu Chuẩn Tôm Mới

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã soạn thảo một tiêu chuẩn cho tôm nuôi trong khu vực và dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2015.

27/09/2014
Các Kế Hoạch Quản Lý Mới Nhằm Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững Và Sự Hiện Diện Của Các Loài Thủy Sản Các Kế Hoạch Quản Lý Mới Nhằm Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững Và Sự Hiện Diện Của Các Loài Thủy Sản

Nó phát triển dựa trên kiến ​​thức hiện nay về sinh học, thủy sản, kinh tế, văn hóa và xã hội môi trường mà Viện Thủy sản Quốc gia tập hợp và phân tích, với sự tham gia của bản thân các nhà sản xuất, chính quyền liên bang, tiểu bang, thành phố và các trường đại học và trung tâm nghiên cứu học thuật.

27/09/2014