Thúc Đẩy Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Chế Biến Lương Thực

Ngày 21/10, tại Khách sạn Bông Hồng, TP.Sa Đéc, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong ngành chế biến lương thực. Tham dự có đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo thảo luận xoay quanh những vấn đề về hiện trạng quản lý và sử dụng nguyên liệu, năng lượng của ngành chế biến lương thực. Bên cạnh đó, giới thiệu công nghệ, thiết bị ngành chế biến lương thực; các giải pháp tối ưu trong SXSH và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và nhiều thông tin bổ ích khác giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các khái niệm về SXSH, lợi ích của SXSH, các nguyên tắc thực hiện để áp dụng có hiệu quả vào sản xuất.
Được biết, toàn tỉnh Đồng Tháp có 466 nhà máy xay xát và 149 nhà máy lau bóng gạo. Các nhà máy chế biến lương thực tập trung nhiều tại TP.Sa Đéc, huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Tổng sản lượng sản xuất của ngành năm 2013 đạt 2,376 triệu tấn, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 126.520 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 52,3 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Trái cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.

Đồng Nai là tỉnh chăn nuôi lớn nhất cả nước. Nhưng nhiều năm qua, chăn nuôi ở đây vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, mà nổi cộm là việc sử dụng các chất cấm. Hiện nay, những người chăn nuôi có tâm huyết ở tỉnh này đang nỗ lực để thay đổi hình ảnh xấu nói trên.

Niên vụ sản xuất muối năm 2010 - 2011 của diêm dân Bình Định sắp khép lại. Nhờ thời tiết diễn biến khá thuận lợi, số giờ nắng cao nên diêm dân được mùa muối. Tuy nhiên, giá muối xuống thấp khiến đời sống bà con hết sức khó khăn

ILDEX Vietnam 2012 tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình và đồng hành cùng các khách hàng, từ đó là cầu nối cho các doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ hợp tác.

Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra