Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thức ăn cho bò đắt hàng

Thức ăn cho bò đắt hàng
Ngày đăng: 10/09/2015

Theo một số doanh nghiệp (DN) chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc, không thiếu cơ hội phát triển thị trường cho dòng sản phẩm thức ăn này. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

* Có thể bán nội địa

Ông Hồ Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Vài tháng trở lại đây, nhà máy phải hoạt động tăng công suất vì ngoài thị trường xuất khẩu, chúng tôi đã có một số đơn hàng từ các trang trại nuôi bò Úc trong nước.

Tuy các đơn hàng DN cung cấp cho thị trường nội địa chỉ mới bằng khoảng 1/4 sản lượng xuất khẩu, nhưng vẫn là tín hiệu vui cho nhà sản xuất”. Hiện Việt Nông Lâm đang trong giai đoạn củng cố lại nhà máy theo hướng đầu tư thêm máy móc, công nghệ nhằm sản xuất theo hướng công nghiệp với quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu thị trường của dòng sản phẩm còn rất giàu tiềm năng này.

Đồng Nai đã hình thành được những vùng chuyên canh cây bắp với diện tích lớn, điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi để phát triển vùng cỏ làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp khác đang thu hút DN quan tâm đầu tư.

Nhiều DN nước ngoài cũng đang tìm hiểu và triển khai một số dự án đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc từ cỏ và cây bắp, như: dự án hợp tác với DN Hàn Quốc phát triển vùng cỏ nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Agropark (huyện Xuân Lộc); dự án hợp tác giữa Khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) và DN Nhật Bản phát triển giống cây siêu cao lương...

Hiện Đồng Nai đang trồng thử nghiệm giống cây siêu cao lương tại 2 huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.

* Tăng sức cạnh tranh

Công ty TNHH Bình Phú, đơn vị đầu tư nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ phế phẩm nông nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ, hiện đang cung cấp ra thị trường 10 mặt hàng thức ăn chăn nuôi với nguyên liệu chính là cây bắp. DN này đang điều chỉnh lại quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm với những tiêu chuẩn khắt khe hơn theo yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.

Đại diện Công ty TNHH Bình Phú chia sẻ: “Áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng lớn. Khó khăn nhất là bị sức ép cạnh tranh về thị trường xuất khẩu từ các nước lân cận, như: Philippines, Indonesia...

Trước đây, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc, thì nay 100% sản lượng đều xuất sang Nhật Bản vì thị trường này ổn định hơn. Đơn vị đang tiếp tục làm việc thêm với nhiều DN Nhật Bản để tăng đơn hàng xuất khẩu vào thị trường này”.

Ông Hồ Sáu cũng cho rằng, ngay tại thị trường nội địa cũng đang diễn ra cuộc chạy đua khá căng thẳng vì ngày càng nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn đại gia súc chứ không chỉ có một vài đơn vị như trước. Chính vì vậy, ngoài việc đầu tư cải tiến chất lượng thì sự đa dạng sản phẩm và nguồn nguyên liệu là vấn đề DN phải luôn nghĩ tới.

Theo ông Hồ Sáu, ngoài thức ăn thô, khoảng 1 năm trở lại đây DN đã sản xuất thêm dòng thức ăn tinh với nguyên liệu chính là hạt bắp. Với dòng sản phẩm mới này, DN chủ động hơn về nguồn nguyên liệu với đơn hàng đều đặn quanh năm chứ không mang tính thời vụ như sản xuất thức ăn thô thường tập trung vào mùa thu hoạch bắp như trước.

Ông Hồ Sáu cho biết: “Tôi đang nghiên cứu tìm công thức chế biến thức ăn chăn nuôi từ cây siêu cao lương, một giống mới đang được trồng thử nghiệm tại Đồng Nai. Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt trong chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là với con bò sữa. Ngành nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh nên tôi muốn tiếp cận thêm thị trường giàu tiềm năng này”.


Có thể bạn quan tâm

Quy Hoạch Theo Lợi Thế Quy Hoạch Theo Lợi Thế

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

10/06/2013
Làm Giàu Nhờ Sen Làm Giàu Nhờ Sen

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…

10/06/2013
Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

10/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Đu Đủ Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Đu Đủ

Đợt thử nghiệm đầu tiên trồng 200 gốc đu đủ trên đất ruộng, anh Trương Văn Hiền ở tổ 3, ấp 2, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu kết quả không ngờ. Bình quân mỗi cây cho trên 60 kg, giá trung bình 4.000 đồng/kg, anh thu về gần 50 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, năm 2009 anh tiếp tục mở rộng diện tích 0,7ha, trồng 1.700 cây đu đủ và hiện cây sắp đến ngày thu hoạch…

10/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Chăn Nuôi Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Chăn Nuôi

Phát triển chăn nuôi gia súc liên kết đang là hướng đi mới, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với chăn nuôi đơn lẻ. Nhận thức rõ vấn đề này, HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hùng Cường, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã xây dựng hiệu quả mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng, cải thiện đời sống cho người dân.

11/06/2013