Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thức ăn cho bò đắt hàng

Thức ăn cho bò đắt hàng
Ngày đăng: 10/09/2015

Theo một số doanh nghiệp (DN) chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc, không thiếu cơ hội phát triển thị trường cho dòng sản phẩm thức ăn này. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

* Có thể bán nội địa

Ông Hồ Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Vài tháng trở lại đây, nhà máy phải hoạt động tăng công suất vì ngoài thị trường xuất khẩu, chúng tôi đã có một số đơn hàng từ các trang trại nuôi bò Úc trong nước.

Tuy các đơn hàng DN cung cấp cho thị trường nội địa chỉ mới bằng khoảng 1/4 sản lượng xuất khẩu, nhưng vẫn là tín hiệu vui cho nhà sản xuất”. Hiện Việt Nông Lâm đang trong giai đoạn củng cố lại nhà máy theo hướng đầu tư thêm máy móc, công nghệ nhằm sản xuất theo hướng công nghiệp với quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu thị trường của dòng sản phẩm còn rất giàu tiềm năng này.

Đồng Nai đã hình thành được những vùng chuyên canh cây bắp với diện tích lớn, điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi để phát triển vùng cỏ làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp khác đang thu hút DN quan tâm đầu tư.

Nhiều DN nước ngoài cũng đang tìm hiểu và triển khai một số dự án đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc từ cỏ và cây bắp, như: dự án hợp tác với DN Hàn Quốc phát triển vùng cỏ nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Agropark (huyện Xuân Lộc); dự án hợp tác giữa Khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) và DN Nhật Bản phát triển giống cây siêu cao lương...

Hiện Đồng Nai đang trồng thử nghiệm giống cây siêu cao lương tại 2 huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.

* Tăng sức cạnh tranh

Công ty TNHH Bình Phú, đơn vị đầu tư nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ phế phẩm nông nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ, hiện đang cung cấp ra thị trường 10 mặt hàng thức ăn chăn nuôi với nguyên liệu chính là cây bắp. DN này đang điều chỉnh lại quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm với những tiêu chuẩn khắt khe hơn theo yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.

Đại diện Công ty TNHH Bình Phú chia sẻ: “Áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng lớn. Khó khăn nhất là bị sức ép cạnh tranh về thị trường xuất khẩu từ các nước lân cận, như: Philippines, Indonesia...

Trước đây, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc, thì nay 100% sản lượng đều xuất sang Nhật Bản vì thị trường này ổn định hơn. Đơn vị đang tiếp tục làm việc thêm với nhiều DN Nhật Bản để tăng đơn hàng xuất khẩu vào thị trường này”.

Ông Hồ Sáu cũng cho rằng, ngay tại thị trường nội địa cũng đang diễn ra cuộc chạy đua khá căng thẳng vì ngày càng nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn đại gia súc chứ không chỉ có một vài đơn vị như trước. Chính vì vậy, ngoài việc đầu tư cải tiến chất lượng thì sự đa dạng sản phẩm và nguồn nguyên liệu là vấn đề DN phải luôn nghĩ tới.

Theo ông Hồ Sáu, ngoài thức ăn thô, khoảng 1 năm trở lại đây DN đã sản xuất thêm dòng thức ăn tinh với nguyên liệu chính là hạt bắp. Với dòng sản phẩm mới này, DN chủ động hơn về nguồn nguyên liệu với đơn hàng đều đặn quanh năm chứ không mang tính thời vụ như sản xuất thức ăn thô thường tập trung vào mùa thu hoạch bắp như trước.

Ông Hồ Sáu cho biết: “Tôi đang nghiên cứu tìm công thức chế biến thức ăn chăn nuôi từ cây siêu cao lương, một giống mới đang được trồng thử nghiệm tại Đồng Nai. Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt trong chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là với con bò sữa. Ngành nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh nên tôi muốn tiếp cận thêm thị trường giàu tiềm năng này”.


Có thể bạn quan tâm

Bí quyết luân canh tôm cua bất bại, thu tiền tỷ mỗi năm Bí quyết luân canh tôm cua bất bại, thu tiền tỷ mỗi năm

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.

23/09/2016
Hiệu quả từ mô hình trang trại tổng hợp Hiệu quả từ mô hình trang trại tổng hợp

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

23/09/2016
Triển vọng từ mô hình nuôi dê Triển vọng từ mô hình nuôi dê

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

23/09/2016
Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

23/09/2016
Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

23/09/2016