Thuận Nam (Ninh Thuận) Mất Mùa Đậu Đen

Nắng hạn là nguyên nhân chính làm vụ đậu đen đông-xuân ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) mất mùa. Năm ngoái năng suất đạt 5 tấn/ha, nay giảm gần một nửa.
Địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất là xã Phước Ninh, nơi có diện tích đậu đen khoảng 60 ha. Nắng nóng gay gắt làm 3 sào đậu đen của anh Đinh Văn Hiên ở thôn Vụ Bổn bị xoăn đọt, không thể tiếp tục cho trái. Anh Hiên, cho biết: “Cũng trên chận ruộng này, năm ngoái sau lần hái trái thứ 3 tôi cho nước vào thu thêm 2 đợt nữa mới kết thúc vụ, nhưng năm nay mới hái 2 đợt là hết trái”. Mất mùa nên cả 3 sào đậu của anh thu được 1 tấn, tính bình quân năng suất đạt 3,3 tạ/sào, thấp hơn năm ngoái gần 2 tạ.
Ảnh hưởng thời tiết khô hạn, năng suất đậu đen của hộ anh Đinh Văn Hiên, ở thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh đạt thấp.
Thông thường “mất mùa thì được giá” nhưng vụ đậu đen năm nay ngược lại. Đầu vụ giá đậu 24.000 đồng/kg, nhưng hiện nay thương lái mua chưa đến 20.000 đồng/kg, trong khi vụ trước hộ trồng bán được 28.000 đồng/kg.
Vụ trước được mùa đậu đen nên năm nay nhiều hộ ở huyện Thuận Nam mở rộng diện tích lên khoảng 150 ha. Đầu tư nhiều nhưng thu lãi thấp khiến nhiều nông dân không còn hào hứng sản xuất vụ tới. Các năm sau thu hoạch vụ đậu đen đông-xuân bà con triển khai sản xuấtngay vụ đậu xanh vụ hè-thu, nhưng nay nhiều diện tích đất màu vẫn còn bỏ trống.
Do mực nước ở các hộ, đập trên địa bàn xuống thấp, nên huyện Thuận Nam chủ trương không sản xuất lúa vụ hè - thu, vì thế các loại cây trồng chịu hạn như đậu, bắp... sẽ là nguồn thu chính của nông dân trong thời gian tới. Để sản xuất có hiệu quả trong mùa khô hạn, huyện đang chỉ đạo bà con làm đất, khi có mưa chủ động gieo hạt.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp tăng hiệu quả kinh tế cho mô hình trồng gấc của bà con nông dân, Công ty cổ phần nông nghiệp Đông Phương khuyến cáo áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng gấc....

Vụ ĐX 2014-2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam thực hiện mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng giống lạc L23....

Bà con ai cũng hào hứng với giống bắp mới vừa chống chịu thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate lại vừa kháng được sâu đục thân

Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch....

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.