Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ

Năm 2009, ông Phạm Nga Chính ở thôn 4, xã Thuận Hà (Đắk Song) đã trồng 160 cây bơ trái vụ (bơ booth 7) với mục đích để chắn gió cho cà phê. Đến nay, số bơ đã trồng đang thu hoạch vụ thứ hai, ông thu về trên 700 triệu đồng.
Ông Chính cho biết: “Trồng bơ trái vụ vừa chắn được gió cho cà phê, vừa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với bơ chính vụ mà chi phí, công chăm sóc lại ít”.
Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.
Nhận thấy mô hình trồng bơ trái vụ của gia đình ông Chính mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân trong và ngoài xã đã đến tham quan, học tập. Đến nay, đã có nhiều hộ nông dân đưa cây bơ boot 7 vào canh tác như: Gia đình ông Đồng Xuân Toán ở thôn 6 trồng hơn 100 cây; gia đình ông Trần Văn Được ở thôn 3, trồng gần 200 cây.
Theo ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện, thì: “Đây là mô hình tự phát, nhưng thực tế cho thấy, bơ boot 7 là loại cây dễ trồng, cho năng suất, chất lượng cao, đầu ra ổn định, hứa hẹn sẽ giúp nhiều gia đình trong huyện vươn lên làm giàu”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/thuan-ha-hieu-qua-cao-tu-cay-bo-trai-vu-35726.html
Có thể bạn quan tâm

Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…

Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng.

Vụ thu đông 2014, cũng là mùa nước lũ, toàn huyện Lai Vung canh tác gần 400ha các loại hoa màu như: dưa hấu, dưa leo, nấm rơm, bắp, đậu bắp, ớt, bầu, bí, khoai lang, sen, ấu... tăng 120ha so với vụ thu đông 2013. Đến nay đã thu hoạch gần 300ha.

Đầu năm đến nay, không có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định, giá bán sản phẩm chăn nuôi khá cao nên tình hình chăn nuôi tương đối thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi phần lớn áp dụng theo hướng công nghiệp thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình.