Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thừa Thiên Huếhơn 1,2 Tỷ Đồng Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Năm 2015

Thừa Thiên Huếhơn 1,2 Tỷ Đồng Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Năm 2015
Ngày đăng: 13/09/2014

100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

Theo đó, các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 sẽ triển khai đồng bộ từ công tác tuyên truyền, giám sát cho đến xử lý ổ dịch. Phải thực hiện giám sát thường xuyên, tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc các bệnh nguy hiểm đều phải được phát hiện và báo cáo kịp thời để xử lý nhanh, gọn, không để lây lan trên diện rộng. Đặc biệt, giám sát chủ động đối với tôm chân trắng và tôm sú để phát hiện sự lưu hành của virus bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu thông qua thu mẫu giám sát và xét nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các trại giống.

Phương thức thực hiện là chọn 3 huyện nuôi tôm trọng điểm: Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, mỗi huyện 2 xã, mỗi xã 4 hộ, mỗi hộ thu 2 mẫu/tháng. Thời gian lấy mẫu từ tháng 2 đến tháng 5, lấy mẫu tại trại giống 5 ngày/lần, tại vùng nuôi 15 ngày/lần.

Khi xác định hồ nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay không để lây lan trên diện rộng. Có thể xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy. Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường.

Tổng kinh phí thực hiện 1.277 triệu đồng, trong đó kinh phí cấp tỉnh hỗ trợ trên 373 triệu đồng để tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, giám sát dịch bệnh, xét nghiệm bệnh tôm, điều tra, xử lý ổ dịch. Kinh phí cấp huyện, xã hỗ trợ 23,7 triệu đồng để tuyên truyền hội nghị đầu bờ, điều tra, xử lý ổ dịch ban đầu. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản 880 triệu đồng để chi trả hóa chất xử lý kênh mương, ao hồ.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Giá Trị Con Tôm Tiến Sâu Vào Thị Trường Lớn Nâng Giá Trị Con Tôm Tiến Sâu Vào Thị Trường Lớn

Không chỉ xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau thời gian qua tạo được nhiều bước đột phá về sản lượng mà trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến cũng được đánh giá là hiện đại và ngang tầm với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, khi nhìn vào con số chỉ có trên 40% sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của doanh nghiệp, công ty trong tỉnh đạt giá trị gia tăng, còn lại chủ yếu xuất khẩu hàng thô, hàng sơ chế, cho thấy giá trị con tôm hiện vẫn còn thấp so với thực tế.

09/11/2014
Ứng Dụng Vi Khuẩn Tạo Chất Kết Tụ Sinh Học Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Ứng Dụng Vi Khuẩn Tạo Chất Kết Tụ Sinh Học Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.

11/11/2014
Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

12/11/2014
Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

09/11/2014
Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

12/11/2014