Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá

Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá
Ngày đăng: 20/01/2014

Khác với không khí ảm đảm của năm 2012, vụ tôm năm nay hầu hết bà con ngư dân đều vui mừng, phấn khởi vì tôm nuôi vừa được mùa, lại được giá.

Hơn 90% hộ nuôi có lãi

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hơn 6.300 ha; thả nuôi 902 triệu con giống các loại. Sản lượng thu hoạch hơn 14 ngàn tấn. Tôm, cá vừa được mùa lại được giá nên bà con rất phấn khởi, vì gỡ gạc được những vụ tôm thất bát những năm trước. Vụ nuôi năm 2013, có hơn 90 ngàn hộ dân nuôi tôm, cá có lãi, chiếm 90% số hộ; trong đó, hộ nuôi lãi cao nhất từ 40 - 50 triệu đồng/ha và hộ lãi thấp cũng 10 triệu đồng/ha.

Ông Đặng Vị, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang) vui mừng: “So với nuôi tôm thông thường thì nuôi tôm theo quy trình GAP khắt khe hơn nhiều và đầu tư kinh phí cao gấp đôi, bình quân mỗi ha đầu tư 245 triệu đồng. Bù lại, tôm nuôi rất an toàn và phát triển tốt. Dù khó nhưng những năm sau gia đình tui vẫn tiếp tục đầu tư nuôi theo quy trình GAP, trước mắt cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, sau đó hướng nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, bền vững”.

Anh Trương Thái Bình, ở xã Quảng An (Quảng Điền) phấn khởi: “Lâu lắm rồi, năm nay gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá. Năm 2013, gia đình thả nuôi 1 ha, với gần 10 vạn con giống. Sau hơn 3 tháng nuôi, với năng suất 1,4 tấn/ha được xem đạt “kỷ lục” của nghề nuôi tôm trong 10 năm qua.

Năm nay, tôm nuôi được mùa là nhờ môi trường nước ở đầm phá đảm bảo, đầu vụ nuôi bà con nuôi tôm đều chấp hành nghiêm khung lịch thời vụ của ngành thuỷ sản đưa ra, tôm nuôi trước lúc thả đều qua kiểm tra bằng máy PCR”. Tương tự gia đình ông Vị, anh Bình, vụ nuôi tôm năm nay còn có hàng ngàn hộ nuôi đều có lãi.

Niềm vui trọn vẹn

Năm nay giá tôm được bà con bán cao hơn từ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Năm 2012, 1 kg tôm (100 con) có giá từ 50 - 60 ngàn đồng/kg; đối với tôm 40 con/kg có giá 70 ngàn đồng/kg. Năm 2013, tôm 100 con/kg có giá từ 80 - 90 ngàn đồng, 40 con/kg có giá từ 100 - 110 ngàn đồng/kg.

Anh Nguyễn Văn Tiến, người nuôi tôm ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) nói: “Năm nay, tôm nuôi được mùa, bán được giá, nên gia đình tui sẽ có điều kiện đón tết vui vẻ và đầm ấm hơn. Gia đình còn có tiền để trả bớt nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư tái sản xuất”. Tương tự anh Tiến, hiện hàng ngàn hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh cũng đang vui mừng, phấn khởi vì tôm được mùa, được giá. Theo đánh giá của bà con nuôi tôm, đầu vụ nuôi giá thức ăn, giá tôm giống... cao hơn so với năm 2012, nhưng nhờ năm nay tôm được giá nên hầu hết các hộ nuôi đều có lãi.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Chi cục Nuôi trồng thủy sản đánh giá, nuôi trồng thủy sản năm nay mang lại kết quả khả quan là nhờ nhận thức của người nuôi được nâng cao, người dân đã mạnh dạn chuyển những diện tích nuôi tôm thường xuyên bị bệnh sang nuôi xen ghép, thả tôm đúng khung lịch thời vụ, tôm giống trước khi thả nuôi đều qua kiểm dịch PCR... Để nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, thời gian tới, bà con cần tiếp tục chuyển những diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều sang nuôi tôm xen cá hoặc đầu tư vào những đối tượng mới có hiệu quả kinh tế ổn định hơn, như cá dìa, cá kình, cá hồng, cá đối....


Có thể bạn quan tâm

Đảm bảo cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp Đảm bảo cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp

Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 32/CĐ-TW yêu cầu các tỉnh, TP, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất.

16/10/2015
Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi

Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.

16/10/2015
Tỷ phú cam sành Tỷ phú cam sành

Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

16/10/2015
Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội

Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.

16/10/2015
Không phải cứ thấy khó khăn là thả Không phải cứ thấy khó khăn là thả

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.

16/10/2015