Thừa Thiên - Huế Tăng Diện Tích Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 1.400 ha, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước.
Về sản lượng, trong tháng 2/2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 230 tấn, tăng 13,8% so cùng kỳ năm trước; trong đó cá các loại 174 tấn, tăng 12,3%; tôm chân trắng 22 tấn, tăng 83,3%; thủy sản khác 35 tấn, bằng 97,2%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2013, sản lượng thu hoạch ước đạt 388 tấn, tăng 13,1% so cùng kỳ năm trước.
Hiện nay các địa phương đang khẩn trương vệ sinh, cải tạo hồ, phơi đáy ao chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới đúng khung lịch thời vụ.
Nuôi cá lồng bè cũng được duy trì và phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Thừa Thiên – Huế. Số lồng bè nuôi của toàn tỉnh Thừa - Thiên Huế trong 2 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 1.000 lồng bè, tăng 13,2% so cùng kỳ năm trước.
Còn về sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 2/2013 ước đạt gần 2 nghìn tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước; tính chung 2 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt gần 3,7 tấn, tăng 2,5%.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng. Còn trong nuôi thuỷ sản, con giống lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.

Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.