Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thừa Thiên Huế Được mùa cá Nam

Thừa Thiên Huế Được mùa cá Nam
Ngày đăng: 06/08/2015

Ngư dân vui

Chuyến biển vừa qua, tàu của ngư dân Nguyễn Luân ở thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) trúng đậm mẻ cá thiều đến 70 tấn. Tất cả thuyền viên đều bất ngờ, vì đã lâu mới có chuyến đánh bắt chỉ cách bờ biển Vinh Hiền hơn 10 hải lý, thả lưới trong vòng ba ngày lại trúng mẻ cá thiều cỡ lớn, bình quân mỗi con từ 3 - 7kg. Một lúc không thể chở 70 tấn cá vào bờ, ông Luân phải nhờ đến các tàu cùng chi hội, các thuyền viên vận chuyển đến 3 đợt mới đưa hết cá vào bờ. Cá thiều là loại có giá trị kinh tế cao với giá bán tại chỗ bình quân gần 60 ngàn đồng/kg, toàn bộ mẻ cá bán được gần 4 tỷ đồng; trừ các khoản chi phí, trả công thuyền viên còn lãi hơn 3,5 tỷ đồng. Có được mẻ cá lớn này là nhờ ông Luân vừa mới đầu tư trên 1 tỷ đồng mua sắm, nâng cấp hệ thống lưới vây rút chì khá hiện đại, phù hợp với ngư trường xa bờ. Sau mẻ cá thiều, tàu của ông Luân tiếp tục trúng các mẻ cá nục, cá ngừ… trị giá hàng trăm triệu đồng, lãi trên dưới 100 triệu đồng.

Ngư dân Nguyễn Văn Hòa ở thị trấn Thuận An cũng không giấu niềm vui trước những chuyến biển liên tiếp thắng lợi. Chiếc tàu công suất 430 CV của ngư dân này vừa đóng mới bằng nguồn vốn tự có và vay thêm ngân với tổng trị giá trên 5 tỷ đồng. Từ lúc hạ thủy, ông Hòa quyết định xuất hành ngay chuyến biển đầu tiên kéo dài gần 10 ngày và trúng đậm mẻ cá nục, cá hố… trị giá trên 300 triệu đồng. Ngoài đóng mới chiếc tàu, ngư dân Nguyễn Văn Hòa còn nâng cấp ngư lưới cụ nhằm phù hợp với ngư trường xa bờ, có thể vươn đến vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa để đánh bắt. Từ đầu vụ cá Nam đến nay, chiếc tàu đóng mới này đã có chừng 10 chuyến biển, thu về khoảng 3 tỷ đồng. Trở về từ chuyến đánh bắt dài ngày cách đây một tuần, ông Nguyễn Văn Hòa hồ hởi: “Chuyến này cũng được trên 300 triệu đồng, sau khi chia cho các thuyền viên mỗi người 7 - 8 triệu đồng và trừ chi phí xăng dầu còn lãi trên 100 triệu đồng. Nếu cứ tiếp tục trúng đậm như thế này thì vụ cá Nam chắc chắn ngư dân sẽ lãi cao, không lo việc trả nợ”.

Phần lớn các tàu đều có lãi

Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy tỉnh đánh giá vụ cá Nam năm nay là khá thành công. Đến nay, ngành chức năng, chính quyền địa phương vẫn chưa thống kê cụ thể sản lượng khai thác vụ cá Nam, nhưng qua kiểm tra bước đầu cho thấy phần lớn các tàu đánh bắt xa bờ đều có hiệu quả. Hầu hết các chuyến biển của các tàu đều thu về từ vài tấn đến vài chục tấn hải sản, trị giá hàng trăm triệu đồng. Có tàu trúng đậm thu từ 500 triệu đến cả tỷ đồng. Riêng trường hợp chuyến biển của ông Nguyễn Luân ở thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền thu về 4 tỷ đồng là ngoại lệ và khá hiếm.

Mấy năm gần đây, số tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn tỉnh tăng lên hằng năm, bình quân từ 10 - 15%, nhất là kể từ khi triển khai Nghị định 67 của Chính phủ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 285 tàu đánh bắt xa bờ có công suất 90CV trở lên, trong đó một số tàu đóng mới theo Nghị định 67. Các địa phương thành lập 74 chi hội nghề cá, hình thành hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, bảo vệ ngư trường... Cùng với cải hoán, nâng cấp, đóng mới tàu công suất lớn, ngư dân còn đầu tư nâng cấp, mua sắm mới ngư cụ hiện đại để đánh bắt dài ngày và hiệu quả hơn. Từ khi số tàu công suất lớn tăng cao thì hiệu quả đánh bắt cũng tăng lên rõ rệt. Một số hộ “trong tay” có đến 2 - 3 chiếc tàu công suất lớn, mỗi năm thu lãi trên dưới tỷ đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh Bình cho biết thêm, bên cạnh tàu đánh bắt xa bờ, trên địa bàn tỉnh có gần 2.000 chiếc ghe thuyền công suất nhỏ, khai thác gần bờ cũng đánh bắt mang về một sản lượng hải sản đáng kể. Tính riêng đầu vụ cá Nam (từ tháng 4-2015) đến nay, nhiều ghe thuyền ở các xã bãi ngang đánh bắt khá hiệu quả, có lãi. Tại các xã Vinh Thanh (Phú Vang), Phong Hải, Điền Hòa (Phong Điền), Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền)… nhiều ngư dân trúng đậm cá trích, nục, cá khoai, bán được hàng chục triệu đồng… Nếu thời tiết tương đối thuận lợi, hứa hẹn ngư dân đánh bắt hải sản còn mang lại hiệu quả cao hơn nữa.

Không chỉ có nghề vây rút chì, giã cào, lưới mành… các ngư dân còn tận dụng thời gian thả lưới đánh bắt để câu cá ngừ, mực. Sản lượng hải sản do các thuyền viên câu được cũng tương đối khá và các chủ tàu đều cho họ hưởng để động viên bám biển, cải thiện đời sống.

“Khai thác hải sản được xác định có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo. Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đầu tư phát triển kinh tế biển, đánh bắt xa bờ, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, an sinh xã hội của tỉnh. Năm 2014, tổng giá trị khai thác thủy sản đạt 1.460 tỷ đồng, chiếm hơn 17% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng, giá trị đánh bắt hải sản đạt khoảng 104,5% so với cùng kỳ năm trước…”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá.


Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng ngô 5 cùng thay đổi cách sản xuất truyền thống ở Quản Bạ Cánh đồng ngô 5 cùng thay đổi cách sản xuất truyền thống ở Quản Bạ

Bước vào vụ ngô năm nay, nông dân Quản Bạ rất phấn khởi khi những cánh đồng ngô trải dài khắp thung lũng đều được mùa. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích ngô vụ này trồng được 5.045ha, đạt 84% kế hoạch. Trong đó, ngô lai có diện tích là 2.733ha gồm các giống NK4300, NK 54, NK 66, CP989, CP 999...

30/07/2015
Huyện Quang Bình khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao Huyện Quang Bình khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao

Ngày 28.7, huyện Quang Bình phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình tổ chức Lễ khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình tại thôn Nà Tho, xã Tân Bắc. Đến dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện; cùng đông đảo nhân dân trong địa bàn.

30/07/2015
Giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp tiến độ vẫn chậm Giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp tiến độ vẫn chậm

Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tiến độ thực hiện Quyết định 68 còn chậm, việc triển khai mới tập trung vào cây lúa.

30/07/2015
Cây keo lai dễ trồng, hiệu quả cao Cây keo lai dễ trồng, hiệu quả cao

Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.

30/07/2015
Ngân hàng bò sữa của gã chăn bò Ngân hàng bò sữa của gã chăn bò

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

30/07/2015