Nghề Nuôi Cua Biển

Cua biển là đối tượng thủy sản dễ nuôi, thích nghi trong môi trường sinh thái tự nhiên, ít bệnh, sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao, nguồn giống có nhiều ở rừng ngập mặn ven biển và sản xuất nhân tạo, thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp, nhuyễn thể giáp xác kích thước nhỏ và thức ăn tổng hợp dạng viên, chi phí thấp, có thị trường ổn định.
Ở Trà Vinh, hầu hết người dân ở các huyện ven biển Trà Cú, Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành chọn cua biển nuôi với nhiều hình thức, như nuôi chuyên cua, nuôi ghép với tôm sú, với cá, nuôi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, năng suất đạt từ 1,5 - 02 tấn/ha.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 34.159 hộ thả nuôi tôm cua kết hợp với 1,32 tỷ con giống, diện tích 23.614ha, trong đó có 11.421 hộ thả nuôi cua biển với 58,1 triệu con giống, diện tích 1.312,4ha. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch ước 69.893 tấn tôm, cua, cá các loại, đạt 47,1% kế hoạch, tăng 5,2% so cùng kỳ; trong đó có 3.590 tấn cua thương phẩm, tăng 36% so cùng kỳ (huyện Duyên Hải chiếm sản lượng khoảng 50%).
Có thể nói, những năm qua, mô hình nuôi cua quảng canh đã giúp nhiều nông dân trong tỉnh vươn lên khá giả. Điển hình như gia đình nông dân Huỳnh Văn Sáng ở ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, bình quân mỗi đợt nuôi từ 20 - 30kg cua giống trên diện tích 07ha mặt nước kết hợp với nuôi tôm sú, sau 04 tháng thu hoạch gần 02 tấn cua thương phẩm, giá bán bình quân 100.000 đồng/kg, lợi nhuận 70 triệu đồng.
Hay nông dân Nguyễn Văn Đôi, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải làm giàu với mô hình nuôi xen cua biển, tôm sú. Từ năm 1994 đến nay, với mô hình nuôi này, mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư con giống và thức ăn, ông Đôi thu lợi nhuận 50 triệu đồng.
Theo ông Đôi, để cua nuôi đạt gạch bán được giá cao, trong thời gian cua nuôi được hơn 04 tháng tuổi, ông bắt đầu thu hoạch cua đực, chọn cua cái giống cho vào lồng nuôi. Để cua gạch phát triển đồng loạt, nên chọn cua giống đồng đều về chấm gạch, sau đó cho cua ăn bổ sung nhiều thức ăn dinh dưỡng, nhất là ba khía cua sẽ đạt đầy gạch.
Trước đây, nguồn cua giống có được do khai thác tự nhiên, năng suất thấp từ 150 - 200 kg/ha. Những năm gần đây, do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nên tỷ lệ cua nuôi sống cao hơn cua giống tự nhiên. Từ lâu, mô hình nuôi cua ghép với các loài thủy sản khác (thả lan) chi phí thấp, ít bị rủi ro trong quá trình nuôi vì không cần xử lý phân thuốc, chỉ cho ăn thức ăn bổ sung từ hến, cá vụn… khi gần thu hoạch nên môi trường không bị ô nhiễm, cua, tôm ít chết.
Đặc biệt, giá cua trên thị trường luôn ổn định, vào thời điểm giá cua biển “lên ngôi” nông dân thu nhập rất cao. Nhưng gần 01 tháng nay, giá cua thương phẩm liên tục giảm mạnh khoảng 50% so với những tháng trước, nên người nuôi cua biển thu nhập thấp.
Hiện nay, trên thị trường dao động từ 100 - 120 ngàn đồng/kg cua y (cua đực) giảm 100.000 đồng/kg, 200 ngàn đồng/kg cua gạch son (giảm từ 200 - 250 ngàn đồng/kg), cua cái xo, cua thịt và cua xô dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, giảm từ 30 - 40 ngàn đồng/kg. Theo ước tính của nhiều nông dân, trung bình nuôi cua thu lợi nhuận từ 20 - 35 triệu đồng/ha (tùy theo hình thức nuôi chuyên, nuôi kết hợp hay nuôi luân canh).
Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm:
* Nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm, nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 2-5 dương lịch. Trước khi nuôi cua, cần bón vôi xử lý ao nuôi, sau đó lấy nước. Xung quanh bờ ao phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa, ao có cống cấp và thoát nước để bơm hay thoát nước cho ao và cũng có thể trồng cây giá, đước hoặc làm giàn bằng lá dừa nước để che mát cho cua.
Thức ăn cho cua thịt đa dạng: cá tạp, tôm, còng, nhuyễn thể, rau, ngũ cốc... chia làm 02 lần/ngày vào buổi sáng, chiều mát và thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Hàng ngày thay nước để giữ môi trường nuôi trong sạch. Cua đạt trọng lượng 200-300g/con là có thể thu hoạch bằng cách câu tỉa hay tháo cạn nước.
* Nuôi cua ốp thành cua chắc, mùa vụ nuôi và chăm sóc như cua thịt. Sau khi nuôi 10-14 ngày có thể kiểm tra nếu thấy cua có mai cứng, màu sắc đậm và chắc thịt thì thu hoạch. Trong đó, cua đực dùng bán thịt còn cua cái có thể tiếp tục nuôi thành cua gạch, trọng lượng trong quá trình nuôi có thể tăng lên 30-40%.
* Nuôi cua gạch từ tháng 6-12 dương lịch, nhưng tháng nuôi chính từ tháng 7 - 9 dương lịch hàng năm. Chỉ chọn cua cái giống có kích cỡ 200-400 g/con, cua phải có vỏ cứng, màu xanh đậm, yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép vỏ có nhiều lông tơ. Để cua gạch phát triển đồng loạt nên chọn cua giống đồng đều về chấm gạch thả nuôi trong ao lồng.
Thức ăn cũng giống như cua thịt, không nên để cua đói, vì chúng dễ sát hại nhau nhất là khi nuôi với mật độ cao. Khoảng từ 10-14 ngày sau bắt đầu thu hoạch, khi cua đạt đầy gạch có thể thu hoạch đồng loạt.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Phạm Sỹ Nhơn, ở thôn Nhơn Nghĩa Đông, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn. Tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1992, đến năm 1994 ra quân, với ý chí quyết tâm làm giàu, ông đã làm đủ nghề, từ làm ruộng, nuôi bò, nuôi heo, mở cơ sở sản xuất gạch ngói, sản xuất nước đá... mang lại thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất mở đường, ủng hộ tiền, ngày công xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Các chủ tàu cá khai thác hải sản đạt hiệu quả thấp trên địa bàn tỉnh đang được tiếp sức từ chính sách hỗ trợ cải hoán, nâng cấp tàu cá để tăng năng lực sản xuất.

Đến nay, thị xã Ngã Bảy vinh dự là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) khi có 3/3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về quá trình thực hiện và những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM thời gian qua của địa phương, ông Nguyễn Đăng Hải (ảnh), Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã Ngã Bảy, cho biết:

Sự việc đùi gà Mỹ khi về Việt Nam vừa qua chỉ có giá 20.000 đồng/kg đã khiến cho người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về nguồn gốc, sự minh bạch cũng như mức đảm bảo an toàn vệ sinh của sản phẩm.