Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thú Y Viên Cơ Sở: Lay Lắt Sống Với Nghề

Thú Y Viên Cơ Sở: Lay Lắt Sống Với Nghề
Ngày đăng: 19/06/2012

KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

Thu nhập thấp

Với địa bàn có trên 1.300 con lợn, 3.500 con gà thương phẩm, 21.000 con vịt, công tác phòng chống dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn với xã Tân Minh, huyện Thường Tín. Toàn xã có 1 Trưởng thú y xã và 5 thú y viên ở 5 thôn. Tuy nhiên, hiện hoạt động của đội ngũ này đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Minh Tuân, Trưởng thú y xã Tân Minh cho biết, công việc của thú y viên cơ sở khá vất vả, nhất là vào các dịp tiêm phòng vaccine nhưng thu nhập lại thấp nên nhiều người không mặn mà với công việc. "Đợt dịch tai xanh bùng phát tháng 4/2010, cả xã phải tiêu hủy trên 1,6 tấn lợn mắc bệnh. Tôi phải chạy đi chạy lại cả tháng trời để dập dịch và làm biên bản tiêu hủy nhưng lương cũng chỉ được 650.000 đồng" - ông Tuân ngao ngán.

Làm công tác thú y 29 năm nay, chị Vũ Thị Hòa, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai cũng có khá nhiều trăn trở với nghề. "Chúng tôi phải sống bằng nghề khác như chăn nuôi, làm ruộng chứ lương thú y viên không sống nổi" - chị Hòa tâm sự. Tốt nghiệp Cao đẳng Nông nghiệp năm 1983, về địa phương làm Trưởng thú y xã nhưng đến nay chị Hòa vẫn chỉ là nhân viên hợp đồng, không có bảo hiểm. Trong khi đó, tiền hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cho đội ngũ thú y viên của xã từ tháng 9/2009 đến nay vẫn chưa được chi trả do xã không có nguồn thu.

Hiện nay, chế độ lương cho Trưởng thú y xã mới chỉ áp dụng hệ số 1,0, tương đương 1.050.000 đồng/tháng và 0,33 đối với thú y viên cơ sở, tương đương 346.500 đồng/tháng. Bà Nguyễn Thị Ngữ, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Chương Mỹ chia sẻ, mức thu nhập trên không đáp ứng được yêu cầu đời sống cho đội ngũ thú y viên yên tâm làm việc. Toàn huyện Chương Mỹ hiện có 197 thú y viên cơ sở ở thôn và 32 Trưởng thú y xã,  nhiều người phải xoay xở bằng cách đi làm dịch vụ như tiêm phòng, thiến hoạn…

Cần sự quan tâm thích đáng

Không chỉ thu nhập thấp, điều kiện làm việc của đội ngũ thú y viên hiện vẫn còn khá thiếu thốn. Đơn cử tại xã Tân Minh, do chưa được bố trí phòng làm việc, các cuộc họp triển khai công việc của lực lượng thú y phải nhờ hội trường xã hoặc tiến hành ngay tại… nhà Trưởng thú y xã. Thậm chí, tủ lạnh bảo quản vaccine phòng dịch cũng phải đặt nhờ ở phòng công an xã. Ông Đinh Bá Vinh, Chủ tịch UBND xã Tân Minh nhận định, cơ chế chính sách đối với đội ngũ thú y viên hiện nay còn nhiều bất cập. Do thú y viên chưa được xếp vào nhóm công chức xã nên việc bố trí vị trí làm việc và chế độ phụ cấp cũng còn hạn chế.

Trước tình hình dịch bệnh trên vật nuôi có xu hướng diễn biến phức tạp, vai trò của đội ngũ thú y viên cơ sở càng trở nên quan trọng. Thế nhưng, việc thu hút nhân lực kỹ thuật có trình độ về tuyến cơ sở làm việc vẫn là một bài toán khó. Theo TS Trịnh Đình Thâu, Trưởng khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, hầu hết sinh viên ngành thú y ra trường đều bị "hút" bởi các công ty, doanh nghiệp tư nhân với mức lương cao, khoảng 9 - 10 triệu đồng/tháng. Trong khi về tuyến huyện, xã biên chế ít, lương thấp lại khó cạnh tranh "suất" nên sinh viên giỏi không mặn mà.

Do đó, để tạo điều kiện cho đội ngũ thú y viên cơ sở yên tâm làm việc hiệu quả, Nhà nước cần quan tâm thích đáng, nhất là về chính sách lương và chế độ bảo hiểm. Đồng thời, có những cải cách trong việc tuyển dụng để thu hút được đội ngũ lao động trẻ có trình độ về cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.

17/07/2012
Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha

21/10/2011
Dồn Lực Chặn “Tai Xanh” Dồn Lực Chặn “Tai Xanh”

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

25/06/2012
'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm 'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

23/10/2011
Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

18/07/2012