Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Tiền Tỷ Với Nghề Làm Cây Cảnh

Thu Tiền Tỷ Với Nghề Làm Cây Cảnh
Ngày đăng: 23/02/2014

Ông Trương Hữu Bửu (63 tuổi, ở thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có cơ ngơi trên cả tỷ đồng nhờ nghề làm cây cảnh.

Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Bửu làm ở HTX Nông nghiệp địa phương. Đời sống khó khăn, ông bàn với vợ đi học nghề làm cây cảnh. Năm 2000, ông rời HTX để vừa làm vừa học nghề cây cảnh.

Thời điểm đó, người dân làng Hòa Khương chỉ quen với đất ruộng, canh tác lúa và hoa màu, thi thoảng trồng thêm ít hoa bán, chuyện cây cảnh còn xa lạ. Vậy mà ông đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng đầu tư khoảnh đất sau nhà thành nơi trồng hoa, cây cảnh.

Ông Bửu chia sẻ: “Phải có cái tâm với nghề, phải xem cây như những đứa con non nớt, cần được chăm bẵm, quan tâm săn sóc thì mới mong làm được nghề này”. Giờ đây, vườn nhà ông có đủ các loại cây, có cây vài trăm ngàn đồng, có cây tới 100 triệu đồng.

Cả vườn cây cảnh nhà ông trị giá 3-4 tỷ đồng. Ông Bửu nhận thi công sân vườn, cây cảnh cho nhiều công trình lớn, có công trình trên cả tỷ đồng, từ các tỉnh thành Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Theo ông Bửu, kiên trì là đức tính đầu tiên của người làm cây cảnh, không thể ăn đong, nóng vội, sáng buôn chiều bán mà làm được nghề này. Từ lúc lặn lội đi tìm cây con ở các nơi, nhìn thân đoán rễ, lựa cây, đào cây hay mua cây, tới lúc bứng rễ, xóc phân, đảo chậu, uốn cành, tỉa ngọn, tạo dáng... mỗi công đoạn đều cần tỉ mỉ từng chút một. Nghề này không giống những nghề khác, nắng mưa vẫn phải lo, có lúc phải làm cả ngày đêm.

Để uốn một cái cây có khi phải tỉ mẩn nhiều ngày trời. “Nghề này thật lắm công phu. Từ khi cây còn bé, đến khi tạo hình, rồi hoàn thành tác phẩm thực sự ưng ý có khi mất đến cả chục năm” – ông Bửu cho biết.

Ông Bửu vừa chỉ vào một cây lớn nhất trong vườn nói: “Đây là cây sanh, tôi chăm trên 10 năm rồi mà vẫn chưa ưng ý”. Ông Bửu nói, mỗi một nhát cắt tỉa, người làm nghề phải tính toán rất kỹ bởi nếu cắt sai một đường kéo, có khi phải nuôi lại cây đến 1-2 năm sau.

Nghề chăm cây cảnh của ông đã tạo việc làm cho 5 - 6 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ, thu nhập hàng tháng từ 5-6 triệu đồng/người. Không chỉ vậy, ông còn đào tạo nghề và hỗ trợ vốn giúp nhiều lao động học nghề cây cảnh và họ đều đã thoát nghèo.

Ngoài hơn 5.000m2 đất trồng đủ các loại cây, hoa tại nhà, năm vừa rồi ông Bửu thuê thêm 5.000m2 xóm bên để trồng cây.

Mỗi năm, với 4 vườn cây lớn, ông có doanh thu trên 1 tỷ đồng, lãi không dưới 300-400 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Trồng Cây Thức Ăn Chăn Nuôi Hiệu Quả Bước Đầu Từ Trồng Cây Thức Ăn Chăn Nuôi

Những năm qua ở Thanh Hoá, chăn nuôi các loại gia súc, như: Trâu, bò thịt, bò sữa, dê... để sinh sản, lấy thịt, lấy sữa đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đang là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản và cho thịt của con nuôi bị hạn chế.

18/09/2014
Vĩnh Long Khuyến Khích Sử Dụng Trên 70% Giống Lúa Nguyên Chủng Vĩnh Long Khuyến Khích Sử Dụng Trên 70% Giống Lúa Nguyên Chủng

Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường việc dự báo các đợt rầy nâu di trú để hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy đồng loạt, tập trung; phấn đấu trong vụ lúa này có khoảng 90% diện tích gieo sạ được áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.

18/09/2014
“Nông Trại Nescafé” Tặng 30.000 Cây Cà Phê Giống Cho Người Dân Trồng Cà Phê “Nông Trại Nescafé” Tặng 30.000 Cây Cà Phê Giống Cho Người Dân Trồng Cà Phê

Sẽ có khoảng 30.000 cây cà phê được người chơi “Nông trại Nescafé” gửi đến nông dân, bên cạnh 7 triệu cây giống mà dự án Nescafé Plan đã cung cấp từ năm 2011. Là khẳng định vừa được Nescafé thông tin đến báo chí thông qua việc ra mắt trò chơi trực tuyến thú “Nông trại Nescafé” cho những người yêu cà phê trên khắp Việt Nam.

18/09/2014
Nhân Rộng Mô Hình “Ruộng Lúa – Bờ Hoa” Ở Tiền Giang Nhân Rộng Mô Hình “Ruộng Lúa – Bờ Hoa” Ở Tiền Giang

Ông Lê Văn Nhỏ, nông dân sản xuất giỏi ở xã Tân Phú, huyện Cai Lậy đã 4 năm gắn bó với mô hình này chia sẻ: Thời gian qua, làm chương trình công nghệ sinh thái, tôi thấy rất hiệu quả, giảm được chi phí thuốc trừ sâu do giữ được côn trùng có ích. Theo tôi, để xây dựng nông thôn mới, chúng ta nên tham gia mô hình công nghệ sinh thái cho đồng ruộng tươi đẹp…”.

18/09/2014
Thống Nhất (Đồng Nai) Có Gần 30 Hécta Tiêu Bị Nhiễm Bệnh Thống Nhất (Đồng Nai) Có Gần 30 Hécta Tiêu Bị Nhiễm Bệnh

Trước tình hình này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện khuyến cáo bà con nông dân cần giữ vườn tiêu thông thoáng, chăm sóc cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, bón phân hữu cơ ủ hoai mục và bón cân đối hàm lượng NPK, có bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng, vệ sinh vườn sau thu hoạch, xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh ngay từ đầu vụ.

18/09/2014