Thu Tiền Tỷ Từ Thanh Long Ruột Đỏ

Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Tiến, ngụ tại ấp 3, xã Xuân Hưng có gần 1,5 hécta diện tích thanh long 5 năm tuổi, trong đó có trên 1 ngàn trụ thanh long ruột đỏ và trên 500 trụ thanh long ruột trắng. Đợt thu hoạch thanh long giống ruột đỏ trái vụ vừa rồi, gia đình ông chỉ xử lý cho ra hoa 400 trụ, thu hoạch được 2,5 tấn trái, nhưng nhờ bán được giá cao (bình quân 70 ngàn đồng/kg), ông thu được 180 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ông có lãi hơn 150 triệu đồng. Nối tiếp niềm vui, hiện 500 trụ thanh long trong vườn đã được ông Tiến xử lý để bán đúng vào dịp tết dương lịch sắp đến.
Theo nhiều nông dân, một năm cây thanh long có thể xử lý cho ra được 9 đợt trái, với năng suất bình quân cả 9 đợt đạt 50 tấn/hécta, và chỉ tính giá thấp nhất trong mùa thuận là 20 ngàn đồng/kg, người trồng thanh long vẫn có thu nhập 1 tỷ đồng/hécta.
Ông Nguyễn Quốc Anh (ấp 2 A xã Xuân Hưng), người sở hữu 1 hécta thanh long ruột đỏ cũng đang tập trung xử lý cho ra trái toàn bộ 800 trụ để bán vào đúng dịp tết cổ truyền của dân tộc với suy nghĩ dịp này trái thanh long sẽ hút hàng và bán được giá cao hơn. Chỉ tính trong năm 2013, trên địa bàn xã Xuân Hưng đã phát triển mới được trên 30 hécta cây thanh long, nâng diện tích cây thanh long toàn xã lên trên 100 hécta, riêng thanh long ruột đỏ có chừng 20 hécta. Đây là loại cây trồng đã giúp nông dân xã Xuân Hưng nhanh chóng làm giàu trong những năm gần đây.
Nhiều hộ dân khá lên nhờ loại cây trồng này, đã thúc đẩy phong trào trồng thanh long ở đây phát triển rộng khắp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lưu ý, nông dân cần tính toán đầu ra cho sản phẩm, tránh cung vượt cầu và tiếp diễn “điệp khúc chặt - trồng”.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 hécta đất đồi đá thuộc các xã: Quang Trung, Gia Tân 3... trước đây chủ yếu chuyên canh cây chuối vì chịu được khô hạn. Từ khi chương trình nông thôn mới đưa điện về tận các thôn, ấp, đảm bảo phục vụ sản xuất, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích những cây trồng cho hiệu quả cao.

Trong các năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm. Tuy nhiên kết quả vẫn còn thiếu chặt chẽ và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

“Nếu gây ô nhiễm môi trường thì người chịu đầu tiên trước hết chính là gia đình nhà tôi, sau mới đến các gia đình hàng xóm. Vì vậy khâu xử lý vệ sinh môi trường xung quanh trong chăn nuôi đối với tôi và cả gia đình là điều vô cùng quan trọng”- ông Tiến chia sẻ khi nói về bí quyết thân thiện với môi trường của khu VAC trên cao.

Ông Hồ Văn Ri- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Pô Thi, xã An Cư, huyện Tịnh Biên (An Giang) là người đầu tiên trong vùng đưa cây thanh long ruột đỏ lên vùng đất Bảy Núi.