Thử Nuôi Dế Nhũi

Đó là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ngụ tại ấp Phủ - xã Tân Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Mỗi con dễ nhũi giá 250 - 300 đồng, anh thu hoạch đều đều 400 - 500 con/ngày.
Ông Diệp Văn Chiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Vợ chồng anh Chính sống bằng nghề làm thuê, được xã vận động xây tặng một nhà tình thương năm 2007. Sau đó, nhờ nghề nuôi dế nhũi bán cho thương lái, nên anh có thu nhập khá và thoát nghèo năm 2011”.
Anh Chính được người bà con chỉ dẫn cách ủ lá cây để bắt dế nhũi. Anh Chính thử nghiệm trên miếng đất trống 9m2 bên hông nhà mình thì bắt được khá nhiều dế nhũi. Sau đó, anh xin những người có đất trống (tận dụng đất bìa chéo) để lên liếp (đắp bờ) nuôi dế nhũi. Lâu ngày, anh rút được nhiều kinh nghiệm và làm quen với những thương lái chuyên thu mua dế nhũi, bán được với số lượng nhiều.
Người nuôi dế phải xới đất cho nhuyễn để lên liếp, chiều ngang khoảng 50cm, cao khoảng 40cm (giữ mực nước dưới chân liếp khoảng 20cm). Sau đó, thoa lên một lớp bùn mỏng, rắc lúa rồi phủ lá dừa hoặc cỏ khô (rơm khô); cuối cùng là thả dế nhũi trống vào (để nhữ dế từ nơi khác tới). Sau khi ủ được khoảng 4-5 ngày thì mở lớp rơm (cỏ khô) lên, xới nhẹ cho xốp đất, nếu đất chưa xốp thì tiếp tục xới, xong đậy lại.
Anh Chính cho biết: “Đối với những liếp mới làm khoảng một tuần, nếu thăm chừng có dế thì người nuôi có thể thu hoạch, nhưng phải để lại một số dế trống để nhữ dế khác vào”. Theo anh Chính, mùa dế rộ hàng năm vào các tháng 5, 6, 9, 10 (âm lịch), khoảng từ ngày 25 tháng 5 đến mùng 5 tháng 6 hoặc từ 25 tháng 6 đến mùng 5 tháng 7; vào những thời điểm này, người nuôi có thể thu hoạch 2 ngày/lần hoặc mỗi ngày/lần (tùy theo lượng dế có được nhiều hay ít). Vào mùa dế rộ, miếng đất trống (khoảng 9m2) bên hông nhà anh Chính có thể thu hoạch được khoảng 400 - 500 con dế mỗi ngày.
Hiện tại, anh Chính bán được 250 đồng/con dế nhũi cho khách hàng là dân địa phương làm nghề câu cá, giá 300 đồng/con cho khách hàng là thương lái từ TP. Hồ Chí Minh hoặc ở TP. Bến Tre tới mua. Vào mùa dế rộ, mỗi ngày anh Chính bán được khoảng trên 5.000 con dế. Trưởng ấp Phủ, anh Huỳnh Văn Tây cho biết: Lúc đầu, tôi cũng không tin mỗi ngày anh Chính có thể bắt được tới vài ngàn con dế. Khi tôi đến đây ban đêm mùa dế rộ thì thấy dế từ nơi khác bay tới tấp vào liếp nuôi.
Ông Diệp Văn Chiến cho biết, anh Chính có quyết tâm cao để thoát nghèo. Nhờ cần cù, chịu khó mà anh đã có được một nghề khá thú vị, không cần vốn. Tại xã, hiện có vài hộ nuôi dế nhũi nhưng lượng dế thu hoạch được không nhiều như anh Chính.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.

Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.

Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).