Thu nhập vài trăm triệu đồng nhờ táo hồng

Bước vào tháng 8 khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu chuyển mùa thì cũng là lúc bà con nông dân ở huyện Phong Điền (Cần Thơ) bắt đầu tất tả bước vào vụ thu hoạch táo.
Phong Điền vốn là vựa trái cây đặc sản của Cần Thơ, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm vườn mà chủ yếu là cây ăn trái. Nếu như dâu hạ châu và măng cụt là hai loại trái chủ đạo cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng thì cây táo (vốn không phải là đặc sản) nhưng lại cho thu nhập chẳng kém cạnh gì.
Ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, cho biết nhà ông có 6 công trồng táo, trong đó khoảng 1 công táo có tuổi đời 20 năm tuổi, còn lại cũng từ 5 – 10 năm. Hầu hết là táo hồng trái tròn, to, khi chín có màu vàng tươi, vị ngọt, không chát giá cao hơn táo thường.
Cứ trung bình một cây táo trưởng thành ( trồng khoảng 4 năm trở lên) sẽ cho năng suất mỗi cây từ 40 – 50 kg trái, các cây nhỏ còn lại thì mỗi cây khoảng 30 kg. Cứ mỗi công nhà ông trồng độ chừng 100 gốc táo, mỗi lần thu hoạch 3 tấn/ công, sau khi trừ chi phí, thu nhập mỗi công của ông cũng từ 30- 40 triệu đồng, tính ra 6 công mỗi vụ đem về cho ông không dưới 200 triệu đồng.
Táo được bán lẻ ven đường
Ngoài táo hồng thì táo đào tiên và giống táo thường vẫn được bà con trồng xen kẽ chen lẫn với táo hồng. Hiện đang bước vào đầu vụ, giá táo bán lẻ là từ 15.000- 16.000 đồng/ kg, bán cho thương lái là 10.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

2 năm trở lại đây, ương nuôi cá tra giống đạt tỷ lệ sống rất thấp và đang ở mức báo động. Ương nuôi từ cá bột lên cá giống tỷ lệ sống chỉ đạt 8-10%, trong khi những năm 1999 – 2002, tỷ lệ này dao động 25 – 40%.

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15/8/2012.

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn vừa tổ chức "Nhịp cầu nhà nông" với chủ đề "Trao đổi kỹ thuật sản xuất ớt" cho nông dân các xã Bình Minh, Bình Nguyên và thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn).

Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao