Thu nhập vài trăm triệu đồng nhờ táo hồng

Bước vào tháng 8 khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu chuyển mùa thì cũng là lúc bà con nông dân ở huyện Phong Điền (Cần Thơ) bắt đầu tất tả bước vào vụ thu hoạch táo.
Phong Điền vốn là vựa trái cây đặc sản của Cần Thơ, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm vườn mà chủ yếu là cây ăn trái. Nếu như dâu hạ châu và măng cụt là hai loại trái chủ đạo cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng thì cây táo (vốn không phải là đặc sản) nhưng lại cho thu nhập chẳng kém cạnh gì.
Ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, cho biết nhà ông có 6 công trồng táo, trong đó khoảng 1 công táo có tuổi đời 20 năm tuổi, còn lại cũng từ 5 – 10 năm. Hầu hết là táo hồng trái tròn, to, khi chín có màu vàng tươi, vị ngọt, không chát giá cao hơn táo thường.
Cứ trung bình một cây táo trưởng thành ( trồng khoảng 4 năm trở lên) sẽ cho năng suất mỗi cây từ 40 – 50 kg trái, các cây nhỏ còn lại thì mỗi cây khoảng 30 kg. Cứ mỗi công nhà ông trồng độ chừng 100 gốc táo, mỗi lần thu hoạch 3 tấn/ công, sau khi trừ chi phí, thu nhập mỗi công của ông cũng từ 30- 40 triệu đồng, tính ra 6 công mỗi vụ đem về cho ông không dưới 200 triệu đồng.
Táo được bán lẻ ven đường
Ngoài táo hồng thì táo đào tiên và giống táo thường vẫn được bà con trồng xen kẽ chen lẫn với táo hồng. Hiện đang bước vào đầu vụ, giá táo bán lẻ là từ 15.000- 16.000 đồng/ kg, bán cho thương lái là 10.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.