Thu Nhập Trên 200 Triệu Đồng Từ Mô Hình Luân Canh Tôm - Lúa

Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân.
Anh Lâm Thành Phúc (48 tuổi, ấp Phước Thọ Tiền, xã Phước Long, huyện Phước Long) là một trong những nông dân có hơn 10 năm liền áp dụng mô hình luân canh 2 vụ tôm - 1 vụ lúa trên diện tích 3,3 ha.
Những năm đầu, anh Phúc thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi còn hạn chế. Sau đó, nhờ được dự các lớp tập huấn khuyến nông - khuyến ngư và áp dụng vào mô hình nên năng suất lúa - tôm ngày càng đạt cao. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm, anh Phúc thu nhập trên 150 triệu đồng. Riêng năm 2011, anh thu lãi 220 triệu đồng (tôm 160 triệu đồng, lúa 60 triệu đồng).
Anh Phúc cho biết: “Sau khi thu hoạch xong vụ lúa, vào khoảng 20/12 (âm lịch), tôi phơi vuông khoảng 20 ngày cho đất khô. Sau đó, bón vôi đá 20 kg/công (1.300 m2), đưa nước vào và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Nếu đạt yêu cầu thì thả giống, mật độ khoảng 2 con/m2, không bổ sung thức ăn công nghiệp. Sau 3 tháng nuôi thì thu hoạch dứt điểm 1 lần và tiếp tục nuôi vụ 2”. Đầu tháng 8 (âm lịch), anh bắt đầu sạ lúa, giống Một bụi đỏ (có thời gian sinh trưởng khoảng 5 tháng), khả năng chịu mặn tương đối tốt, năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha.
Theo anh Phúc, trồng lúa trên đất nuôi tôm chi phí rất thấp, mỗi công sạ khoảng 10 kg lúa giống (sạ lan), bón khoảng 30 kg phân các loại/công (trong đó, phân lân chiếm 50%), nhưng năng suất tương đối cao (5,4 tấn/ha), lúa ít sâu bệnh. Từ khi anh Phúc áp dụng mô hình luân canh tôm - lúa, năng suất tăng gấp đôi so với độc canh cây lúa, tôm mau lớn, ít rủi ro, chi phí đầu tư thấp.
Hiện nay, anh Phúc đã thu hoạch xong 2 vụ tôm với sản lượng 1,1 tấn. Trừ chi phí, anh còn lãi 160 triệu đồng. Và anh đang chuẩn bị đất để trồng 1 vụ lúa. Nhìn chung, mô hình luân canh tôm - lúa rất bền vững và cho thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.

Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.