Khánh Hòa Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 330 Triệu USD

Tính đến ngày 15-12, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đạt 330 triệu USD, với 179.000 tấn hàng xuất khẩu, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2013. Một số thị trường xuất khẩu chính tăng khá như: Nhật Bản 15.000 tấn, trị giá 85 triệu USD, tăng 27% khối lượng; Mỹ 12.000 tấn, trị giá 68 triệu USD, tăng 21% khối lượng; EU 10.000 tấn, trị giá 56 triệu USD, tăng 10,3% khối lượng…
Có được kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khắc phục kịp thời tình trạng thiếu nguyên liệu. Năm 2013, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh đạt xấp xỉ 98.000 tấn, đáp ứng được 40% nguyên liệu cho các nhà máy, còn lại các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài để đủ chế biến…
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.

Mặc dù Đà Lạt đã vào vụ thu hoạch khoai tây nhưng một số cơ sở kinh doanh khoai tây tại chợ nông sản Đà Lạt vẫn ồ ạt nhập khoai tây Trung Quốc rồi “tái xuất” ra thị trường (chủ yếu là TPHCM).

Từ đầu năm đến nay, các trại nuôi tôm giống trên địa bàn huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) xuất bán được 1.583 triệu con tôm post. Trong đó tôm sú giống 728 triệu con; tôm thẻ giống 855 triệu con.

Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên quyết giữ vững, tăng thêm diện tích và không còn diễn ra điệp khúc “đốn - trồng” như trước đây.

Năm 2012, dịch cúm A H5N1 xảy ra ở một số loài gia cầm trên địa bàn huyện như gà, vịt, ngan, ngỗng, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi và giảm về số lượng tổng đàn.