Thu Nhâp Trên 200 Triệu Đồng/năm Từ Chăn Nuôi

Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.
Kinh nghiệm chăn nuôi chưa có nên vợ chồng anh tìm đến cán bộ khuyến nông để học hỏi kỹ thuật và các mô hình đã trình diễn có hiệu quả trên địa bàn của huyện. Đầu năm 2009 anh đưa vào nuôi 120 con lợn thịt lai F1 và 1.000 con gà kiến (giống gà địa phương). Chỉ mới bán một lứa trong dịp tết Nguyên đán vừa rồi anh xuất bán được 11 tấn lợn hơi với giá 3 triệu đồng/tấn, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi được 144 triệu đồng từ nuôi lợn và 40 triệu đồng từ nuôi gà kiến.
Năm 2009, biết được Chương trình khuyến nông Quốc gia đầu tư mô hình lợn ngoại sinh sản, anh lại đăng ký nhận nuôi 11 con. Hiện nay đã có 1 nái đẻ được 12 con và 7 con nái phối giống đã có chửa.
Trao đổi với chúng tôi, vợ chồng anh Thu vui vẻ cho biết: nhờ biết được nhu cầu của thị trường là thịt lợn và gà kiến tiêu thụ rất dễ, được giá, chỉ cần học hỏi thêm kỹ thuật về chăn nuôi từ các anh chị ở trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh là có thể làm được. Vợ chồng anh chị dự định sẽ mở rộng sản xuất để thu lãi được nhiều hơn.
Đây là một mô hình chăn nuôi tốt do có sự chuẩn bị trước khi bắt tay vào sản xuất, đặc biệt khâu tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường. Về kỹ thuật sản xuất, gia đình anh Thu đã biết tìm đến các cán bộ khuyến nông của tỉnh và huyện – những người sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật một cách cụ thể để bà con áp dụng thành công vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).

Theo Bộ Công Thương, ngày 8-6 Cục vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường Hồng Kông (FEHD) có thông báo sẽ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm của Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam đang có dịch cúm gia cầm H5N1 và H5N6.