Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nhờ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự quyết tâm cao của các ban, ngành hữu quan đã xây dựng và thực hiện chương trình cải tạo đàn bò. Từ đó, tỷ lệ Zebu hóa đàn bò không ngừng tăng cao, chiếm đa số. Theo Cục Thống kê tỉnh thì năm 2010, tổng đàn bò lai đạt 50,28% và hiện nay ước đạt trên 80%.
Tính đến hết quý 1/2015, tổng đàn bò trong tỉnh là 26.990 con và ước có trên 5.000 bò cái có tỷ lệ máu lai với giống Zebu cao là điều kiện rất thuận lợi cho việc thực hiện chất lượng hóa đàn bò theo hướng sử dụng tinh trùng bò chuyên thịt để gieo phối với bò cái nền lai Zebu tạo con lai F1 có tầm vóc lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao và mang lại hiệu quả cho nông dân.
Song song với việc sử dụng các giống bò siêu thịt như: Droughmaster, Charolais... thì gần đây, xu hướng của nhiều trang trại và hộ chăn nuôi đã sử dụng tinh trùng bò chuyên thịt 3B (Belgian Blue Breed) để phối với bò cái nền lai Zebu tạo con lai F1 với 50% tỷ lệ máu lai bò 3B đã tạo nên con lai nuôi thương phẩm có giá trị kinh tế cao, trọng lượng thịt lớn và được thị trường rất ưa chuộng.
Ưu điểm nổi bật của giống bò 3B là trọng lượng lớn, con đực trưởng thành nặng khoảng 1.100 - 1.200kg/con, con cái nặng 750 - 800kg/con, tăng trọng nhanh. Nếu chăm sóc tốt cho tăng trưởng bình quân 1,3kg/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ cao (đạt 70% và sản phẩm thịt thơm ngon. Việc sử dụng tinh trùng bò 3B phối với bò cái lai Zebu sẽ tạo ra con lai có khả năng sinh trưởng tốt, phàm ăn và đạt năng suất khá cao. Sinh sản của bê lai F1 có trọng lượng sơ sinh bình quân đạt 29 - 31,5kg/con, bê phàm ăn, dễ nuôi, tăng trọng nhanh (bình quân 25kg/tháng).
Bình quân mỗi con bò lai 3B ở 18 tháng tuổi đạt trọng lượng 400 - 450kg, nặng hơn bò đực trưởng thành Brahman nên cho giá trị kinh tế không nhỏ. Theo giá bán bình quân tại các tỉnh Đông Nam bộ hiện ở mức 70 - 80 ngàn đồng/kg bò hơi thì mỗi con bò trị giá trên 30 triệu đồng trong vòng 18 tháng chăm sóc và nuôi dưỡng đúng kỹ thuật.
Như vậy, với sự sinh trưởng và tăng trọng tốt, trọng lượng lớn, dễ nuôi... giống bò 3B đang được người nông dân nhiều nơi quan tâm đầu tư và sẽ là hướng đi tốt cho người chăn nuôi Bình Phước khi có hướng chuyển sang đầu tư chăn nuôi gia súc lấy thịt. Để giúp người chăn nuôi trong tỉnh sớm tiếp cận được nguồn giống bò siêu thịt 3B nhằm phối lai tạo ra bò F1 thì việc thụ tinh nhân tạo nên sớm chủ động tìm nguồn để cung cấp cho thị trường và đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân nhiều nơi có cơ hội nắm bắt và tiếp cận.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.