Thu nhập tăng lên hơn 40 triệu đồng/năm nhờ nông thôn mới

Tại kỳ họp, ông Hứa Ngọc Thuận- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), khi triển khai thành phố có 56 xã thuộc 5 huyện tổ chức xây dựng, hiện đã có 50/56 xã đạt 19/19 tiêu chí, 6 xã còn lại đạt 18/19 tiêu chí. Đến cuối tháng 8.2015, sẽ tổ chức lễ công bố hoàn thành việc xây dựng NTM.
Theo đánh giá của ông Thuận “Đề án xây dựng NTM đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ và phát huy sức dân trong quá trình xây dựng. Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng. Xuất hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, có thể nhân rộng như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh…, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập (bình quân 40,44 triêu đồng/người/năm, gấp 2,33 lần khi xây dựng đề án). Đời sống vật chất, tinh thần tại khu vực nông thôn không còn quá cách biệt so với nội thành, nhân dân ngày một hưởng thụ nhiều hơn đời sống văn hóa, môi trường xanh, sạch”- ông Thuận nói.
Với việc 56/56 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đồng nghĩa TP.HCM sẽ trở thành địa phương đầu tiên của cả nước cán đích NTM. Đối với các Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), cũng theo ông Thuận, hiện thành phố tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 xây dựng các dự án: khu nuôi trồng thủy sản CNC tại huyện Cần Giờ; khu NNCNC tại huyện Củ Chi; mở rộng 23ha tại xã Phước Vĩnh An (Củ Chi); mở rộng về lĩnh vực chăn nuôi tại huyện Bình Chánh.
Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, kỳ họp lần này cũng bàn thảo nhiều vấn đề dân sinh. Nhiều đại biểu cho rằng đến nay người dân vẫn chưa được dùng nước sạch nhất là vùng nông thôn. UBND thành phố cần khảo sát lại cho chính xác và cần loại bỏ bênh thành tích trong lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm

Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.

Cuối cùng thì cây mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng vượt qua những áp lực lớn về giá tiêu thụ, về sự bùng phát của nghề nuôi tôm thẻ, để tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng gần 8.000ha ở niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, về lâu dài, cây mía có còn là cây trồng chủ lực trên đất cù lao hay không vẫn chưa có câu trả lời.

Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.

Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.

Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.