Thu Nhập Khá Từ Bán Tôm Cá Bắt Bằng Lưới Bát Quái

Bỏ tiền mua lưới bát quái đánh bắt tôm, cá tại các kênh mương, nhiều người dân ở ngoại thành Hà Nội có thu nhập khá.
Ông Tuệ (thôn Hạ Dục, xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã có 5 năm làm nghề đặt lưới bát quái dọc các kênh mương.
Ông Tuệ chia sẻ, với 20 lưới bát quái đặt dọc kênh mương, một ngày 2 lần cất dỡ lưới, bình quân mỗi ngày ông thu được trên dưới 10kg thủy sản các loại như cá, tôm, cua, lươn, trạch, thậm chí cả rắn và ếch cũng sa lưới. "Vào mùa động nước như mùa mưa hoặc mùa gặt thì có khi thu được cả 30 - 40 cân các loại thủy sinh là bình thường”, ông Tuệ cho hay.
Đặc biệt theo ông Tuệ, mấy năm trở lại đây, do các loại thủy sản đều được nuôi phổ biến nên người dân thành phố “chuộng” đồ đánh bắt tự nhiên hơn, được giá khiến nhiều nông dân hăm hở đầu tư lưới bát quái để kiếm tiền.
Ở cùng thôn với ông Tuệ, tuy mới vào “nghề” nhưng anh Hiếu rất hứng thú với thành quả mà những chiếc lưới bát quá đem lại. “Không hứng thú sao được khi đây cũng là nguồn thu nhập quanh năm cho gia đình”, anh thành thật.
Anh Hiếu cho biết, tháng 5 và 6 là thời điểm chính của mùa “đánh bắt”, vì khi đó nước từ kênh mương được tháo vào ruộng, theo dòng nước chảy các loại thủy sản cũng từ đó nhiều hơn bao giờ hết. Thậm chí chỉ cần 1 - 2 tiếng đặt lưới đã nặng trĩu thủy sản các loại, có khi cá quả, cá trê có con nặng 7 - 8 lạng.
“Nhưng thích nhất là hôm nào cất được nhiều lươn, trạch hoặc cua vì 3 loại này được giá nhất. Có thời điểm chỉ khoảng 10 lưới cũng thu được được cả 5 - 6 cân lươn, trạch, bán giá 'bốc ngang' khoảng 120.000 đồng cân thì kiếm được 500.000 - 600.000 đồng, chưa tính đến các loại khác", anh Hiếu hào hứng nói.
Giải thích thêm về lưới bát quái, anh Hiếu cho hay, đây không phải là loại lưới thông thường mà là dạng lưới lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như giỏ hoặc lờ để các loài thủy sinh chui vào và không có đường ra. Vừa không phải thả mồi, lại an toàn rất nhiều với đi kích điện. Đầu tư ban đầu cũng không đáng kể chỉ khoảng 180.000 đến hơn 200.000 đồng một lưới, với khoảng 10 lưới bát quái thả dọc các kênh, mương cũng cho thu nhập khá mỗi tháng.
“Với loại lưới này chỉ cần đêm hôm trước đặt, sáng sớm cất dỡ lưới xong lại đặt chiều cất thì ngày cũng được hai bữa chợ. Nói chung nếu so sánh với làm lúa cũng lãi hơn nhiều, vì cá luôn tươi tiền thu thật”, anh Hiếu vui vẻ nói.
Do đang trong thời gian nông nhàn, nên mấy tháng nay vợ anh Hiếu đem lươn, cua ra tận một số chợ trung tâm thành phố Hà Nội bán rất được giá, anh Hiếu đang tính đầu tư thêm vài chục tấm lưới.
“Giá bán các loại lươn, trạch, cua ngoài Hà Nội bình thường từ 130.000 đến 200.000 đồng/kg cao hơn bán ở chợ xã, huyện từ 30.000 đến 80.000 đồng mỗi cân, chịu khó đi xa nhưng một buổi chợ trên đó có thể kiếm cả triệu bạc nên cũng ham để đầu tư”, anh Hiếu giải thích.
Có thể bạn quan tâm

Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.

Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

“Đảm bảo cây xoài phát triển lâu dài, tui thường sử dụng phân hữu cơ bón gốc, coi như các loại khác cũng cộng hưởng. Cuối mùa mưa, tiến hành phát hoang bụi rậm, dây leo… cho mặt đất luôn giữ độ ẩm. Như vậy, mang lợi ích luôn cả việc phòng, chống cháy rừng mùa khô” – ông Lê Văn Đổng chia sẻ.

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.

Mùa thu hoạch cà phê cũng được coi là thời điểm nhạy cảm trong năm ở các tỉnh có diện tích cà phê lớn như Gia Lai khi có đến hàng ngàn người đổ về tìm việc. Áp lực thu hái kịp mùa vụ, cộng với thời gian làm việc cho mỗi gia đình khá ngắn, đại đa số lại không phát sinh hợp đồng, kiểm tra tốt nhân thân, lai lịch… đã trở thành cơ hội cho nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan tới pháp luật tìm nơi ẩn náu, nương thân…