Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu nhập khá nhờ bắt ốc bươu vàng mùa nước nổi

Thu nhập khá nhờ bắt ốc bươu vàng mùa nước nổi
Ngày đăng: 03/10/2015

Nhiều hộ dân chuyên bắt ốc bươu vàng trên địa bàn huyện Lai Vung cho biết, do thời tiết bất lợi dẫn đến năng suất lúa thấp nên một số cánh đồng không xuống giống lúa vụ 3 đã tạo điều kiện cho ốc bươu vàng phát triển khá mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Được ngụ ấp Long Hòa, xã Long Hậu, huyện Lai Vung tâm sự:

“Gia đình tôi không có nhiều đất ruộng để canh tác, mùa nước thường rảnh rỗi. T

ranh thủ lúc này vợ chồng tôi đi bắt ốc bươu vàng kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, một người có thể bắt được từ 70 - 100kg ốc bươu vàng. Từ việc bắt ốc, gia đình tôi kiếm khoảng hơn 200.000 đồng/ngày”.

Thời điểm này năm trước, giá ốc chưa qua sơ chế được các chủ vựa thu mua khá cao khoảng 2.500 - 3.000 đồng/kg, nhưng năm nay giá giảm chỉ còn 1.500 - 2.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ được 2.500 đồng/kg.

Ốc bươu vàng đã qua sơ chế thì có giá khoảng 10.000 - 11.000 đồng/kg. Do đang là mùa nước nổi nên đây là môi trường khá thuận lợi để ốc bươu vàng phát triển, nên việc kiếm thu nhập khoảng 200.000 - 300.000 đồng/ngày đối với các hộ dân là dễ dàng.

Theo các chủ vựa ốc trên địa bàn huyện Lai Vung, ốc bươu vàng phần lớn được người dân các xã: Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước... mang ra bán.

Vựa chỉ việc gom hàng rồi mang đi TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Anh Phạm Huỳnh Đức - Chủ vựa thu mua ốc ngụ ấp Long Thành, xã Hòa Long cho biết:

“Chỗ của tôi thu mua ốc quanh năm nhưng hoạt động mạnh là vào nước nổi.

Cứ vào tháng 7 âm lịch, người dân các nơi lại tranh thủ bắt ốc mang lên bán tấp nập. Mỗi ngày, vựa tôi xuất bán đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông 2 chuyến hàng, với khoảng 600 - 700kg/chuyến”.

Tại các cơ sở thu mua và sơ chế ốc bươu vàng, mùa này có thể thấy không khí mua bán rộn rã, từ khâu vận chuyển đến người lựa ốc, sơ chế, cân, đóng thùng. Mỗi cơ sở thu mua ốc bươu vàng có thể giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động.

Việc bắt ốc bươu vàng trên địa bàn huyện Lai Vung đã tạo điều kiện cho nông dân nghèo có việc làm thêm trong mùa nước nổi, thu nhập ổn định. 


Có thể bạn quan tâm

Số Hộ Nuôi Cá Tra Thua Lỗ Ngày Càng Tăng Số Hộ Nuôi Cá Tra Thua Lỗ Ngày Càng Tăng

Tại ĐBSCL, nếu giai đoạn 2002 - 2005 có 25% số hộ nuôi bị thua lỗ thì trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này lên đến gần 50%. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do ĐH Cần Thơ công bố.

12/04/2013
Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

01/08/2013
Trồng Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên Bị Phá Quy Hoạch Trồng Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên Bị Phá Quy Hoạch

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.

11/08/2012
Dự Án “Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường” Có Hiệu Quả Ở Đồng Tháp Dự Án “Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường” Có Hiệu Quả Ở Đồng Tháp

Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

12/04/2013
Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.

15/06/2013