Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Sản Xuất Nấm Linh Chi

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.
Anh Lãng gắn bó với nghề trồng nấm hơn 10 năm nay nhưng chủ yếu là trồng nấm sò. Một lần đi tham quan mô hình trồng nấm linh chi của một người quen, anh Lãng nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh tìm tòi học hỏi và tiếp cận với mô hình này. Khi mới bắt đầu trồng, anh Lãng gặp không ít khó khăn, dù nắm vững kỹ thuật trồng nhưng do thiếu kinh nghiệm nên sản phẩm thu được không cao. Không nản trước khó khăn, sau một thời gian mày mò tìm tòi, anh Lãng đã thành công trong trồng nấm linh chi. Vụ này với 12.000 bịch nấm linh chi anh cấy giống thì có tới 11.800 bịch cho thu hoạch, dự kiến sản lượng đạt 7,2 tạ. Với giá bán 600.000 - 700.000 đồng/kg nấm khô, sau khi trừ chi phí anh thu về trên 200 triệu đồng/vụ.
Theo anh Lãng, nấm linh chi là một dược liệu quý, giá bán khá cao. Tuy nhiên, để trồng được nấm linh chi không đơn giản, người sản xuất phải thực hiện đúng quy trình sản xuất. Theo kinh nghiệm của anh Lãng, nên bắt đầu cấy giống ở thời điểm giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hoặc từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch. Nguyên liệu chủ yếu của linh chi là mùn cưa khô hoặc tươi của các loại gỗ mềm không có tinh dầu hay độc tố, phổ biến là mùn cưa của các loại gỗ cao su, mít, keo.
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu và chọn được thời điểm cấy giống thích hợp thì tiến hành trồng. Đầu tiên dùng bịch nilon cho nguyên liệu vào, sau đó tiến hành hấp khử trùng trong lò sấy để diệt các vi khuẩn nấm hại. Khi hấp khử trùng xong đem vào phòng và tiến hành cấy phôi giống nấm theo quy trình riêng. Sau khi cấy nấm xong chuyển qua giai đoạn ủ để nuôi tơ.
Sau thời gian ủ meo, nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bình nấm chuyển từ nâu đỏ sang màu trắng đó là dấu hiệu nấm con xuất hiện. Giai đoạn này chuyển ra trại trồng tiến hành rút nút để chăm sóc dễ dàng và thuận lợi. Mỗi phôi nấm linh chi sẽ cho ra quả thể 3 lần và sẽ cho khoảng 70g nấm xấy khô. Phụ phẩm trồng nấm linh chi sau đó có thể tái sử dụng để trồng nấm sò.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, cơ sở sản xuất nấm của anh Lãng còn tạo việc làm cho 15 - 17 lao động là bà con địa phương với mức thu nhập từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh Lãng đang tiến hành mở thêm một số trại để tăng diện tích trồng nấm linh chi vì đầu ra của loại nấm này đang được một số chủ hàng lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bao tiêu để dùng bào chế thuốc, làm trà và họ sẵn sàng mua với số lượng lớn.
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.

7 năm trước, gia đình ông Nông Văn Thắng ở Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) chặt bỏ 3 ha điều để trồng cao su. Hiện cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ thu hoạch năm thứ 3. Ông Thắng cho biết: “Giá mủ năm nay thấp mà chi phí thuê nhân công vẫn cao (5-6 triệu đồng/người/tháng) nên gia đình tôi tự cạo.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói: "Hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón phun trên lá bày bán ngoài thị trường. Nông dân chúng tôi rất rối trí khi chọn mua phân bón để phun cho cây trồng. Điển hình là các sản phẩm siêu ra hoa, đậu trái, hạ phèn, ra rễ nhanh, to hạt, đẹp màu.