Thu Nhập Cao Từ Vườn Trồng Xen Canh

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.
Gia đình anh Hùng hiện có 1 ha đất, trồng xen canh gần 200 cây ăn trái, trong đó 20 cây bưởi da xanh, 130 cây măng cụt, 40 cây chôm chôm thái. Các loại cây anh trồng xen đã được 6 năm tuổi, đang dần cho thu hoạch. Trong đó, 40 gốc chôm chôm thái cho thu hoạch gần 4 tấn, giá bán trung bình 15 ngàn đồng/kg; bưởi da xanh, măng cụt cho thu hoạch trên 2 tạ, giá bán trung bình 15 ngàn đồng/kg bưởi, 20 ngàn đồng/kg măng cụt. Năm nay, gia đình anh Hùng thu từ diện tích trồng xen canh gần 70 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Anh Hùng cho biết: Vườn của gia đình trước đây vào mùa mưa bị ngập. Sau nhiều năm trăn trở, anh đào mương thoát nước rồi trồng các loại cây ăn trái này. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật, sau thu hoạch cây phát triển rất nhanh, ít tốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Để các loại cây xen canh luôn xanh tốt, cho năng suất cao, chất lượng trái ngon, theo anh Hùng, nhà vườn phải phòng, chống các loại sâu bệnh trên cây, đặc biệt là bệnh cháy lá, nứt trái, rụng trái non... Ngoài ra, ở giai đoạn sau khi thu hoạch, anh bón phân bò và phân NPK, urê để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Theo anh, bưởi da xanh và chôm chôm kết hợp trồng xen có nhiều thuận lợi, giảm chi phí phân bón và nước tưới. Khi tưới chôm chôm bưởi cũng được hưởng. Chôm chôm có thể che mát cho bưởi da xanh và măng cụt. Mùa nắng cần tưới đủ nước cho bưởi da xanh. Mùa mưa phải tránh đọng nước, vì cây dễ bị bệnh vàng lá, thối rễ và bị bệnh rệp sáp...
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…

Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đến nay, ở Cà Mau, một số nông dân nắm bắt kịp thời kỹ thuật nuôi tôm đã trở thành tỷ phú. Nhưng vẫn còn hàng ngàn gia đình lao đao, nợ nần, khốn khó... Nguyên nhân do đâu?

Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang vừa đến huyện Châu Phú và An Phú khảo sát tình hình nông dân đăng ký nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP.