Thu Nhập Cao Từ Trồng Rau Gia Vị

Từ nhiều năm nay, xã Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã nổi tiếng là vùng trồng rau gia vị của TP. Bằng sự cần cù lao động, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), người dân ở đây đã từng bước nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Ông Lê Hồng Phong, thôn La Uyên cho biết, từ khi được cán bộ hợp tác xã hướng dẫn áp dụng KHKT, ông đã biết cách chăm sóc cây rau cho phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện với 5 sào trồng rau gia vị (tía tô, kinh giới, thìa là…), mỗi ngày gia đình ông thu hoạch 100 - 150 bó rau. Với giá bán bình quân tại ruộng từ 2.500 - 3.000 đồng/bó, trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu được từ 30 - 40 triệu đồng. Tương tự, với 3 sào trồng rau, mỗi năm, gia đình anh Nguyễn Minh Tuyên, thôn Thọ Giáo có thu nhập ổn định 30 triệu đồng…
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó chủ nhiệm HTX Nông nghiêp cho biết: Toàn xã hiện có trên 1.800 hộ tham gia trồng rau, đóng góp hàng năm 70 - 80% thu nhập toàn xã. Với tổng diện tích 90 ha, hàng năm xã cung cấp ra thị trường hơn 9.000 tấn rau, góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 70% lao động nông thôn, mang lại thu nhập bình quân từ 40 - 50 triệu đồng/hộ. Nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại về nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng, thị trường đầu ra cho rau gia vị bấp bênh, nhiều hộ vẫn còn thói quen trồng rau cũ…, xã đã phối hợp với cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thường xuyên tập huấn kỹ thuật giúp bà con dần thay thế phân tươi gây ô nhiễm bằng phân hữu cơ vi sinh từ việc ủ rơm, tuyên truyền đến người dân sử dụng nguồn nước ngầm sạch. Hiện trên những cánh đồng rau ở Tân Minh, nông dân trồng rau đã đầu tư hàng chục giếng khoan, khai thác nguồn nước sạch để tưới rau.
Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Công Bằng cho biết, để đảm bảo năng suất, hiệu quả từ trồng rau gia vị, xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đến nay, đã có 4/5 thôn hoàn thành với tổng diện tích 267 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong năm 2013, xã phấn đấu hoàn thành công tác DĐĐT, xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải tại các thôn Thọ Giáo, Phúc Trại. Bên cạnh đó, xã cũng mong muốn thành phố và huyện tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 50 ha.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.