Thu Nhập Cao Từ Trồng Rau Gia Vị

Từ nhiều năm nay, xã Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã nổi tiếng là vùng trồng rau gia vị của TP. Bằng sự cần cù lao động, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), người dân ở đây đã từng bước nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Ông Lê Hồng Phong, thôn La Uyên cho biết, từ khi được cán bộ hợp tác xã hướng dẫn áp dụng KHKT, ông đã biết cách chăm sóc cây rau cho phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện với 5 sào trồng rau gia vị (tía tô, kinh giới, thìa là…), mỗi ngày gia đình ông thu hoạch 100 - 150 bó rau. Với giá bán bình quân tại ruộng từ 2.500 - 3.000 đồng/bó, trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu được từ 30 - 40 triệu đồng. Tương tự, với 3 sào trồng rau, mỗi năm, gia đình anh Nguyễn Minh Tuyên, thôn Thọ Giáo có thu nhập ổn định 30 triệu đồng…
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó chủ nhiệm HTX Nông nghiêp cho biết: Toàn xã hiện có trên 1.800 hộ tham gia trồng rau, đóng góp hàng năm 70 - 80% thu nhập toàn xã. Với tổng diện tích 90 ha, hàng năm xã cung cấp ra thị trường hơn 9.000 tấn rau, góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 70% lao động nông thôn, mang lại thu nhập bình quân từ 40 - 50 triệu đồng/hộ. Nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại về nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng, thị trường đầu ra cho rau gia vị bấp bênh, nhiều hộ vẫn còn thói quen trồng rau cũ…, xã đã phối hợp với cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thường xuyên tập huấn kỹ thuật giúp bà con dần thay thế phân tươi gây ô nhiễm bằng phân hữu cơ vi sinh từ việc ủ rơm, tuyên truyền đến người dân sử dụng nguồn nước ngầm sạch. Hiện trên những cánh đồng rau ở Tân Minh, nông dân trồng rau đã đầu tư hàng chục giếng khoan, khai thác nguồn nước sạch để tưới rau.
Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Công Bằng cho biết, để đảm bảo năng suất, hiệu quả từ trồng rau gia vị, xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đến nay, đã có 4/5 thôn hoàn thành với tổng diện tích 267 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong năm 2013, xã phấn đấu hoàn thành công tác DĐĐT, xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải tại các thôn Thọ Giáo, Phúc Trại. Bên cạnh đó, xã cũng mong muốn thành phố và huyện tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 50 ha.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.

Với ý chí và quyết tâm không ngừng, anh Triệu Hữu Quan, dân tộc Dao thôn Tân Thành, xã Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn) được mọi người biết đến là một hộ làm kinh tế giỏi. Từ đôi bàn tay trắng, anh đã nhanh chóng vươn lên làm giàu trên vùng đất khó.

Sau 3 năm thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trồng cây dong riềng, cây trồng này đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế cho thấy đây là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của nông dân và cho thu nhập khá...

Vụ trồng rừng năm 2014, Lâm trường Chợ Mới thực hiện trồng 100ha giống keo lai hom. Hiện nay Lâm trường đã cơ bản xử lý thực bì xong và bắt đầu cuốc hố để trồng.

Trong những năm gần đây, cây sơn ta đang được nhân dân xã Đồng Lạc ( Chợ Đồn) đưa vào trồng trên diện rộng. Nhờ phát triển trồng cây sơn, nhiều hộ dân trong xã có thu nhập ổn định, thoát nghèo và vươn lên khá giả.