Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Giống Kết Hợp Với Ba Ba

Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Giống Kết Hợp Với Ba Ba
Ngày đăng: 24/09/2012

2 năm gần đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vinh - chuyên làm cá giống ở xóm 7, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên) đã tận dụng mặt nước thả thêm ba ba, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Chúng tôi nhà anh Vinh đúng lúc anh đang cho đàn ba ba ăn. Nhìn những con ba ba bơi lội tung tăng, ngoi đầu lên mặt nước lô nhô đớp mồi thật thích mắt. Thấy chúng tôi rút máy ảnh chụp, anh Vinh bảo: Hôm nay trời hơi lạnh, lại có mưa nhỏ nên ba ba nổi không nhiều, vào ngày nắng mà thả thức ăn xuống như thế này thì chúng nổi kín mặt ao, ăn no chúng bò lên bờ nằm phơi nắng. Đàn ba ba này đã được 2 năm tuổi, đã bắt đầu cho xuất bán... 
Anh Vinh vốn làm nghề nuôi cá giống đã nhiều năm ở Phú Xuyên, mỗi năm anh làm 4 lứa cá, xuất bán trên 4 tấn cá giống, cung cấp cho các xã lân cận thuộc huyện Đại Từ. Lãi từ cá, anh dành một phần xây ao chuôm kiên cố, phục vụ chăn thả lâu dài. Hiện nay, anh có gần 2 mẫu ao, chia làm 4 khoanh để nuôi cá. Sẵn có mặt nước, năm 2010, anh đưa thêm con ba ba vào nuôi theo hướng dẫn và hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ với quy mô 1.500 con. Tham gia mô hình này, anh Vinh được hỗ trợ 1/3 giá giống. Ban đầu chưa có kinh nghiệm, anh phải tìm tài liệu về đọc, lên mạng để tham khảo thêm kỹ thuật, đồng thời nhờ các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn. Dần dần, anh cũng nắm được các kỹ thuật cơ bản và tích lũy được kinh nghiệm trong chăn nuôi và phòng, chữa bệnh cho ba ba. 
Anh Vinh cho biết: Trước đây, người nuôi ba ba thường gặp khó khăn về nguồn thức ăn, bởi ba ba thường ăn các loại thức ăn tươi như ốc, giun, cá tép... nên khó tìm được nguồn cung cấp thường xuyên. Nhưng hiện nay, việc nuôi con hải sản này đơn giản hơn vì thị trường đã bán nhiều loại cám công nghiệp ba ba có thể ăn được, những lúc không tìm được nguồn thức ăn tươi thì có thể chăn thêm cám. Việc phòng bệnh cho ba ba cũng đơn giản, chỉ cần giữ sạch ao nuôi, khử trùng trước khi thả con giống là đủ, trong quá trình nuôi khi phát hiện con bị bệnh thì tách riêng khỏi đàn để chữa. Bệnh thường gặp là các bệnh đi ngoài và nấm có thể chữa khỏi nếu tuân theo các bước điều trị. 
Đến nay trọng lượng trung bình mỗi con ba ba đạt hơn 1 kg. Khoảng 1 năm nay, anh Vinh vừa bán con giống cho các hộ dân quanh vùng vừa bán ba ba thường phẩm. Với giá trên thị trường hiện nay khoảng 450 nghìn đồng/kg, mỗi năm trừ chi phí anh thu lãi khoảng 150 triệu đồng từ việc nuôi ba ba. Cộng với làm cá giống, mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Hiện trong ao còn khoảng 1.000 con trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg và rất nhiều ba ba con. Hiện nay, xã Phú Xuyên có 40 hộ nuôi cá thì cả 40 hộ đều nuôi thêm ba ba, trong đó gần 20 hộ nuôi 100 con trở lên, còn lại mỗi hộ thả khoảng 30 - 70 con, trở thành hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Đại Từ.


Có thể bạn quan tâm

Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

09/12/2014
Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

24/07/2014
Cây Cây "Lạ" Ở Xứ Biển

Thanh long ruột đỏ là loại cây được trồng phổ biến trên vùng đất gò. Đối với xứ biển, đây là cây trồng được xếp vào diện “lạ”. Dám nghĩ, dám làm, anh Lê Văn Trung (ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) đã đem giống cây “lạ” này về trồng trên vùng đất cát và đã gặt… “mùa vàng”.

24/07/2014
Triển Khai Tháng Cao Điểm Phòng, Chống Bệnh Đốm Nâu Trên Cây Thanh Long Triển Khai Tháng Cao Điểm Phòng, Chống Bệnh Đốm Nâu Trên Cây Thanh Long

Dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long xảy ra từ nhiều năm nay, đã gây thiệt hại nặng cho người trồng thanh long mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng như lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và đã phối hợp tổ chức các Hội nghị triển khai, chỉ đạo nhiều biện pháp để xử lý dịch bệnh đốm nâu, giúp nông dân an tâm trong sản xuất.

09/12/2014
Đóng Tàu Nào Do Ngư Dân Quyết Đóng Tàu Nào Do Ngư Dân Quyết

Mọi ngư dân đóng mới tàu công suất lớn, nâng cấp, cải hoán tàu cá công suất nhỏ, tàu cá cũ đủ điều kiện đều được hỗ trợ. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ đưa ra quy hoạch và định hướng các ngành nghề khai thác, mẫu tàu để ngư dân lựa chọn, quyết định.

24/07/2014